Thủ tục thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế được quy định như thế nào?

Thủ tục thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thủ tục thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế được quy định như thế nào?

    Theo Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2019) thì thủ tục thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế được quy định cụ thể như sau:

    - Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Nội dung thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế bao gồm:

    + Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan;

    + Mức độ tập trung trên thị trường liên quan trước và sau khi tập trung kinh tế;

    + Mối quan hệ của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ trợ cho nhau.

    - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế về một trong các nội dung sau đây:

    + Tập trung kinh tế được thực hiện;

    + Tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức.

    - Khi kết thúc thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018 mà Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chưa ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ thì việc tập trung kinh tế được thực hiện và Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không được ra thông báo với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018.

    - Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018 và tiêu chí xác định việc tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Cạnh tranh 2018.

    Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Cạnh tranh 2018.

    28