Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào?

Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa có cần báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao không?

Nội dung chính

    Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào?

    Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính được quy định tại Điều 49 Quyết định 282/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

    - Việc thay đổi, bổ sung, rút quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 265 và Điều 286 Luật TTHC.

    Việc gửi quyết định thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa thực hiện theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 264, Điều 286 Luật TTHC và hướng dẫn tại Điều 17 TTLT số 03/2016.

    - Tại phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm, nếu có tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác làm thay đổi kháng nghị của Viện kiểm sát thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định việc thay đổi, bổ sung hoặc rút kháng nghị; nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

    - Trường hợp Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị đưa vụ án ra xét xử tại Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm TAND cấp cao, nếu phát hiện tài liệu, chứng cứ hoặc căn cứ khác dẫn đến phải thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị thì xử lý như sau:

    + Trước khi mở phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa phải báo cáo Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao. Quyết định của Viện trưởng VKSND tối cao là quyết định cuối cùng.

    + Tại phiên tòa, Kiểm sát viên của VKSND cấp cao được phân công kiểm sát tại phiên tòa đề nghị Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên toà để báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận và vẫn tiến hành xét xử thì Kiểm sát viên tiếp tục tham gia phiên toà và thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; nhưng sau phiên tòa phải báo cáo ngay Viện trưởng VKSND cấp cao để báo cáo Viện trưởng VKSND tối cao.

     

    9