Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA thuộc về cơ quan nào?

Vay ODA là gì? Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA hiện nay được quy định như thế nào? Trong việc lý kết để vay ODA cần đảm bảo những điều kiện nào?

Nội dung chính

    Vay ODA là gì?

    Căn cứ Khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định như sau:

    Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

    Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA thuộc về cơ quan nào?

    Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA thuộc về cơ quan nào?( Hình Internet)

    Thẩm quyền ký kết thỏa thuận vay ODA?

    Căn cứ Khoản 6 Điều 29 Luật Quản lý nợ công 2017 quy định về thẩm quyền tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay ODA như sau:

    Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài:

    - Trường hợp thỏa thuận vay là điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ trình Chủ tịch nước việc đàm phán, ký kết, phê chuẩn;

    - Trường hợp thỏa thuận vay nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo việc tổ chức đàm phán, ký kết.

    Vay ODA cần đảm bảo các điều kiện nào trong việc ký kết?

    Căn cứ Khoản 7 Điều 29 văn bản luật trên quy định:

    Việc ký kết thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho chương trình, dự án phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

    - Hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

    - Thỏa thuận vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    54
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ