Thẩm quyền giám định di sản văn hoá dưới nước sau khi thăm dò, khai quật là của cơ quan nào?
Nội dung chính
Thẩm quyền giám định di sản văn hoá dưới nước sau khi thăm dò, khai quật là của cơ quan nào?
Thẩm quyền giám định di sản văn hoá dưới nước sau khi thăm dò, khai quật được quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước. Cụ thể là:
Hội đồng giám định cổ vật của Bộ Văn hóa - Thông tin thực hiện việc giám định di sản văn hóa dưới nước. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Hội đồng mời đại diện các bên liên quan tham gia.
Căn cứ quy định trên thì Hội đồng thẩm định cổ vật của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có thẩm quyền giám định di sản văn hoá dưới nước sau khi thăm dò, khai quật
Hội đồng giám định cổ vật sẽ thực hiện giám định các di sản văn hoá dưới nước đã được khai vật để xác định các nội dung về:
- Nguồn gốc, xuất xứ của các di sản văn hóa dưới nước đã khai quật.
- Giá trị lịch sử của di sản được khai quật;
- Các giá trị về văn hóa, giá trị nghiên cứu khoa học;
- Giá trị kinh tế để có cơ sở chi trả cho các cá nhân, tổ chức tìm ra các di sản văn hóa dưới nước được khai vật (nếu có).
Hội đồng giám định cổ vật do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập theo đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa. Thành phần của Hội đồng giám định cổ vật gồm các chuyên gia, nhà khoa học có chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín về giám định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. Phương thức làm việc của Hội đồng giám định cổ vật thực hiện theo quy định về phương thức hoạt động của Hội đồng thẩm định hiện vật tại Khoản 4 Điều 4 Thông tư 13/2010/TT-BVHTTDL. Kinh phí hoạt động của Hội đồng giám định cổ vật được bố trí trong ngân sách sự nghiệp hằng năm của Cục Di sản văn hóa.
Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền giám định di sản văn hoá dưới nước sau khi thăm dò, khai quật. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.