Thẩm kế viên hạng I có mã số nào? Nhiệm vụ của thẩm kế viên hạng I là gì?

Thẩm kế viên hạng I có mã số nào? Nhiệm vụ của thẩm kế viên hạng I là gì?

Nội dung chính

    Thẩm kế viên hạng I có mã số nào? Nhiệm vụ của thẩm kế viên hạng I là gì?

    Ngày 16/12/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành xây dựng.

    Trong đó, khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:

    Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng
    ...
    2. Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:
    a) Thẩm kế viên hạng I Mã số: V.04.02.04
    b) Thẩm kế viên hạng II Mã số: V.04.02.05
    c) Thẩm kế viên hạng III Mã số: V.04.02.06
    d) Thẩm kế viên hạng IV Mã số: V.04.02.07

    Căn cứ quy định trên, mã số của thẩm kế viên hạng I là V.04.02.04

    Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2024/TT-BXD, thẩm kế viên hạng I có các nhiệm vụ như sau:

    (1) Chủ trì nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;

    (2) Chủ trì tổ chức biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình;

    (3) Chủ trì nghiên cứu đề xuất các phương án đầu tư khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng mới và chế độ quản lý kỹ thuật trong xây dựng công trình phù hợp với tình hình, đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước và từng địa phương;

    (4) Chủ nhiệm hoặc chủ trì thiết kế, chủ trì thẩm tra thiết kế các cấp công trình; chủ nhiệm lập hoặc thẩm tra tất cả các nhóm dự án;

    (5) Chủ trì biên soạn, biên tập các tài liệu, giáo trình hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ trong xây dựng công trình; tổ chức tập huấn, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các chức danh thẩm kế viên hạng thấp hơn;

    (6) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và tương đương thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.

    Thẩm kế viên hạng I có mã số nào? Nhiệm vụ của thẩm kế viên hạng I là gì?

    Thẩm kế viên hạng I có mã số nào? Nhiệm vụ của thẩm kế viên hạng I là gì? (Hình từ Internet)

    Thẩm kế viên hạng I phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng nào?

    Khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:

    Thẩm kế viên hạng I
    ...
    2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
    a) Nắm chắc, kịp thời các thành tựu và xu hướng phát triển trong hoạt động xây dựng, những tiến bộ về công nghệ, vật liệu xây dựng quan trọng trong và ngoài nước;
    b) Có kiến thức chuyên sâu về chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng, công tác thẩm tra xây dựng;
    c) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực xây dựng;
    d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ.
    3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
    a) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng;
    b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành thẩm kế viên theo quy định.

    Như vậy, thẩm kế viên hạng I phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ đào tạo, bồi dưỡng như trên.

    Tiêu chuẩn chung về đạo đức của viên chức chuyên ngành xây dựng là gì?

    Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:

    Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
    1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
    2. Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
    3. Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.

    Như vậy, viên chức chuyên ngành xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp nêu trên.

    Thông tư 11/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2025.

    13