Sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thì sẽ rà soát, đánh giá như thế nào?

Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt như thế nào? Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch do cơ quan nào thực hiện?

Nội dung chính

    Sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt thì sẽ rà soát, đánh giá như thế nào?

    Rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại Điều 30 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em như sau:

    1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tham gia thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch cụ thể như sau:
    a) Đánh giá tình trạng trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ, can thiệp;
    b) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã việc kết thúc kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em không còn nguy cơ bị xâm hại và các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức, tình cảm của trẻ em ổn định;
    c) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục quy trình xây dựng, phê duyệt kế hoạch hỗ trợ, can thiệp nếu trẻ em vẫn có nguy cơ bị xâm hại hoặc các yếu tố về thể chất, tâm lý, nhận thức và tình cảm của trẻ em chưa ổn định.
    2. Rà soát, đánh giá tình trạng của trẻ em sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
    3. Hồ sơ kế hoạch hỗ trợ, can thiệp được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và nhập vào cơ sở dữ liệu trẻ em quốc gia.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc rà soát, đánh giá sau khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 56/2017/NĐ-CP.

    9