Quyền và trách nhiệm của bên khoán rừng, vườn cây, và diện tích mặt nước trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định như thế nào?
Nội dung chính
Quyền và trách nhiệm của bên khoán rừng, vườn cây, và diện tích mặt nước trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ quy định như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước thì quyền và trách nhiệm của bên khoán rừng, vườn cây, và diện tích mặt nước trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được quy định cụ thể như sau:
- Quản lý, sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định lựa chọn bên nhận khoán theo các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 168/2016/NĐ-CP, chịu trách nhiệm trước pháp luật về khoán.
- Công bố công khai diện tích khoán, đối tượng nhận khoán đối với hình thức khoán ổn định trước khi tiến hành khoán và niêm yết danh sách hộ nhận khoán được ký hợp đồng khoán.
- Thực hiện đúng quy định tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP và giao kết tại hợp đồng khoán.
- Có trách nhiệm chia sẻ các lợi ích hình thành trên diện tích khoán (nếu có); hỗ trợ các hoạt động về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng khoán.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán. Hàng năm hoặc khi hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng khoán, bên khoán tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện và thanh toán theo hợp đồng hoặc thanh lý và quyết toán hợp đồng khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên.
- Được hủy bỏ hợp đồng khoán nếu bên khoán vi phạm hợp đồng khoán hoặc vi phạm pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn về quyền và trách nhiệm của bên khoán dài rừng, vườn cây, và diện tích mặt nước trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 168/2016/NĐ-CP.
Trân trọng!