Quy định về việc thực hiện đánh giá sơ bộ đề án đánh giá khoáng sản là gì?

Việc đánh giá sơ bộ đề án đánh giá khoáng sản được quy định ra sao? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này?

Nội dung chính

    Việc đánh giá sơ bộ đề án đánh giá khoáng sản được quy định ra sao?

    Việc đánh giá sơ bộ đề án đánh giá khoáng sản được quy định tại Khoản 1 ĐIều 6 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về đánh giá tiềm năng khoáng sản rắn phần đất liền trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với nội dung như sau:

    - Thành lập bản đồ hiện trạng mức độ điều tra địa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản, gồm các dạng công việc:

    + Thu thập, phân tích, xử lý, tổng hợp tài liệu;

    + Tổng hợp và thống kê tài nguyên xác định còn lại tại các mỏ khoáng sản đã và đang khai thác: phải làm rõ được trữ lượng, tài nguyên chắc chắn, tin cậy; tài nguyên dự tính trong ranh giới cấp phép, ngoài ranh giới cấp phép hoạt động khoáng sản, trong vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản (nếu có);

    + Tổng hợp, ghi nhận làm rõ đặc điểm quặng hóa, thành phần vật chất, thành phần có ích đi kèm (kể cả các đối tượng phát hiện mới trong quá trình khai thác);

    + Tổng hợp, phân tích, xử lý các tài liệu địa chất khoáng sản, khảo sát bổ sung đảm bảo đủ cơ sở chứng minh tài nguyên còn lại và dự báo triển vọng phát triển mỏ tiếp theo;

    + Công tác khảo sát bổ sung, phân tích, xử lý tài liệu, loại hình quặng hóa và dự báo triển vọng phát triển mỏ tiếp theo trong thành lập bản đồ hiện trạng mức độ điều tra địa chất, thăm dò và khai thác khoáng sản tại mỗi khu vực khoáng sản tương ứng công tác đo vẽ lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:10.000.

    - Đánh giá sơ bộ

    Công tác đánh giá sơ bộ khoáng sản gồm các dạng công việc chính sau:

    + Thành lập bản đồ/sơ đồ địa chất, khoáng sản tỉ lệ 1:25.000 hoặc 1:10.000 tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất và đối tượng khoáng sản;

    + Căn cứ các tài liệu địa chất khoáng sản, dấu hiệu tìm kiếm khoáng sản (các dị thường địa hóa, địa vật lý, diện phân bố đới khoáng hóa), kiểm tra các phát hiện khoáng sản, thân khoáng sản tại các vị trí có các dấu hiệu tìm kiếm bằng các công trình khai đào trên mặt và/hoặc khoan, kết hợp thu thập tài liệu công trình cũ gặp quặng (nếu có). Mỗi thân khoáng sản ít nhất phải có một đến hai vị trí được lấy mẫu khống chế đầy đủ bề dày;

    + Nền địa hình sử dụng trong giai đoạn đánh giá sơ bộ là bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 hệ tọa độ quốc gia (thu nhỏ hoặc phóng to phù hợp tỷ lệ điều tra). Định vị các điểm khảo sát, các công trình, các tuyến công trình bằng GPS cầm tay hoặc bằng địa bàn, thước dây theo các mốc tự nhiên, nhân tạo;

    + Lấy mẫu, gia công, phân tích các loại mẫu nhằm làm rõ thành phần và các đặc tính vật lý cơ bản của khoáng sản. Tại các vết lộ, công trình khoan, khai đào gặp khoáng sản phải lấy mẫu rãnh, tại các đới khoáng hóa phải lấy mẫu rãnh điểm hoặc mẫu cục;

    + Đánh giá sơ bộ khoáng sản bằng tổ hợp phương pháp hợp lý nhằm chính xác hóa các tiêu chuẩn cho việc đánh giá triển vọng các khu vực khác và bước đầu phân loại các đới khoáng hóa, các thân khoáng sản theo mức độ triển vọng;

    + Dự báo tài nguyên cho các thân khoáng sản trên cơ sở bề dày, chiều dài, độ sâu dự kiến, các dấu hiệu địa chất, địa hóa, địa vật lý, các chỉ tiêu tính toán định hướng theo các hướng dẫn, các mỏ khoáng tương tự;

    + Lập báo cáo kết quả địa chất làm cơ sở để thiết kế cho đánh giá các thân khoáng sản ở giai đoạn đánh giá chi tiết. Trường hợp cần lập báo cáo thông tin sẽ được quy định cụ thể trong đề án.

    Trên đây là nội dung trả lời về việc đánh giá sơ bộ đề án đánh giá khoáng sản. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 42/2016/TT-BTNMT.

    16