Pháp luật quy định trách nhiệm trong việc xử lý các điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ra sao?

Pháp luật quy định trách nhiệm xử lý các điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông như thế nào để nâng cao an toàn giao thông?

Nội dung chính

    Pháp luật quy định trách nhiệm trong việc xử lý các điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông ra sao?

    Trách nhiệm xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông được quy định tại các Điều 17, 18, 19 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, cụ thể như sau:

    Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với hệ thống quốc lộ

    - Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.

    - Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải (đối với điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên quốc lộ được giao quản lý) thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.

    -Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

    - Đối với đường BOT

    + Nhà đầu tư thực hiện quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.

    + Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải đôn đốc nhà đầu tư thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 10, 11, 12, 13 và khoản 2 Điều 16 của Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.

    - Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.

    - Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, Cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Thông tư này.

    Trách nhiệm xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với các hệ thống đường địa phương.

    - Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.

    - Sở Giao thông vận tải thực hiện quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.

    - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trách nhiệm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

    - Đối với đường BOT, nhà đầu tư thực hiện quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13 của Thông tư này.

    - Đối với các điểm đen trên đường bộ đang khai thác có dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp, tổ chức quản lý đường bộ bàn giao hồ sơ điểm đen cho chủ đầu tư để xem xét xử lý trong dự án. Trường hợp dự án chưa triển khai, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện các biện pháp xử lý tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông.

    - Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

    Trách nhiệm xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đối với đường chuyên dùng

    - Tổ chức quản lý đường bộ thực hiện quy định tại Điều 9 và Điều 16 của Thông tư này.

    - Cơ quan, tổ chức cá nhân có đường chuyên dùng thực hiện quy định tại các Điều 10, 11, 12, 13 và điểm d khoản 1 Điều 14 của Thông tư này.

    - Trường hợp nguyên nhân gây tai nạn giao thông không liên quan đến cầu đường, cơ quan trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

    - Cơ quan tổ chức cá nhân có đường chuyên dùng có trách nhiệm báo cáo Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện xác định và xử lý vị trí nguy hiểm xảy ra tai nạn giao thông trên đường chuyên dùng.

    Trên đây là nội dung câu trả lời về trách nhiệm xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 26/2012/TT-BGTVT.

     

    1