Pháp luật có bắt buộc đăng ký khai tử cho người chết không? Chết nhưng không khai tử nhằm trục lợi thì bị phạt thế nào?

Có bắt buộc đăng ký khai tử cho người chết không? Chết nhưng không khai tử nhằm trục lợi thì bị phạt thế nào?

Nội dung chính

    Có bắt buộc đăng ký khai tử cho người chết không?

    Căn cứ Điều 30 Luật Hộ tích 2014 quy định về quyền được khai sinh, khai tử như sau:

    1. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
    2. Cá nhân chết phải được khai tử.
    3. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
    4. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
    Bên cạnh đó, tại Điều 33 Luật này cũng quy định thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử như sau:
    1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
    2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.

    Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc khai tử là bắt buộc và thời hạn để gia đình bạn khai tử cho nội bạn là 15 ngày kể từ ngày nội bạn mất. 

    Pháp luật có bắt buộc đăng ký khai tử cho người chết không? Chết nhưng không khai tử nhằm trục lợi thì bị phạt thế nào? (Hình từ Internet)

    Chết nhưng không khai tử nhằm trục lợi thì bị phạt thế nào?

    Ngoài ra, tại Điều 41 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử như sau:

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai tử.
    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Làm chứng sai sự thật cho người khác để đăng ký khai tử;
    b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được đăng ký khai tử.
    3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
    a) Làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đang sống;
    b) Không làm thủ tục đăng ký khai tử cho người đã chết để trục lợi;
    c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật khi làm thủ tục đăng ký khai tử để trục lợi.
    4. Hình thức xử phạt bổ sung:
    Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2, các điểm a và c khoản 3 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và c khoản 3 Điều này.

    Theo đó, nếu trong trường hợp không khai tử cho người chết để trục lợi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 triệu đến 20 triệu đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm. 

    Trân trọng!

    12