Nội dung của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bao gồm những gì?
Nội dung chính
Nội dung của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp
Việc quản lý đầu tư xây dựng công trình xây dựng khẩn cấp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14 được quy định cụ thể như sau:
1. Người đứng đầu cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền quyết định việc xây dựng công trình khẩn cấp thuộc phạm vi quản lý bằng lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
2. Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản gồm các nội dung: mục đích xây dựng, địa điểm xây dựng, người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình, thời gian xây dựng công trình, dự kiến chi phí và nguồn lực thực hiện và các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.
3. Người được giao quản lý, thực hiện xây dựng công trình được tự quyết định toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng, bao gồm: giao tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay các công việc khảo sát, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng khi có yêu cầu, thi công xây dựng và các công việc cần thiết khác phục vụ xây dựng công trình khẩn cấp; quyết định về trình tự thực hiện khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng; quyết định về việc giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp.
4. Đối với công trình thuộc phạm vi áp dụng của pháp luật về đấu thầu, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người quản lý xây dựng công trình khẩn cấp giao tổ chức, cá nhân thực hiện các công việc tại khoản 3 Điều này, các bên hoàn thiện các thủ tục sau:
a) Trình, phê duyệt kết quả chỉ định thầu; công khai kết quả chỉ định thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
...
Theo đó, đối với lệnh xây dựng công trình khẩn cấp được thể hiện bằng văn bản.
Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bao gồm những nội dung như sau:
- Mục đích xây dựng,
- Địa điểm xây dựng,
- Người được giao quản lý,
- Thực hiện xây dựng công trình,
- Thời gian xây dựng công trình,
- Dự kiến chi phí
- Nguồn lực thực hiện
- Các yêu cầu cần thiết khác có liên quan.
Nội dung của lệnh xây dựng công trình khẩn cấp bao gồm những gì? (Ảnh từ Internet)
Quyền, nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là gì?
Căn cứ tại Điều 78 Nghị định 175/2024/nĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ của cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các quyền sau:
- Được yêu cầu cung cấp thông tin về việc cấp chứng chỉ hành nghề;
- Được hành nghề hoạt động xây dựng trên phạm vi cả nước theo nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề;
- Khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về cấp chứng chỉ hành nghề.
Đồng thời, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề có các nghĩa vụ như sau:
- Khai báo trung thực hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung kê khai trong hồ sơ; cung cấp thông tin khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
- Hành nghề đúng với nội dung ghi trên chứng chỉ hành nghề, tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
- Không được cho người khác thuê, mượn, sử dụng chứng chỉ hành nghề;
- Không được tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ hành nghề;
- Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp;
- Xuất trình chứng chỉ hành nghề và chấp hành các yêu cầu về thanh tra, kiểm tra khi các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực khi đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập các lĩnh vực nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 74 Nghị định 175/2024/NĐ-CP như sau:
Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề và phạm vi hoạt động
1. Cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này khi đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập các lĩnh vực sau:
a) Khảo sát xây dựng gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình;
b) Thiết kế quy hoạch xây dựng;
c) Thiết kế xây dựng gồm: Thiết kế kiến trúc công trình (thực hiện theo quy định của Luật Kiến trúc); thiết kế xây dựng công trình; thiết kế cơ – điện công trình;
d) Giám sát thi công xây dựng gồm: Giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
đ) Định giá xây dựng;
e) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
2. Phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
Như vậy, cá nhân phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 175/2024/NĐ-CP khi đảm nhận các chức danh hoặc hành nghề độc lập các lĩnh vực sau:
- Khảo sát xây dựng gồm: Khảo sát địa hình; khảo sát địa chất công trình;
- Thiết kế quy hoạch xây dựng;
- Thiết kế xây dựng gồm: Thiết kế kiến trúc công trình (thực hiện theo quy định của Luật Kiến trúc); thiết kế xây dựng công trình; thiết kế cơ – điện công trình;
- Giám sát thi công xây dựng gồm: Giám sát công tác xây dựng công trình; giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình;
- Định giá xây dựng;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng.