Nơi an táng của cán bộ, công chức cấp cao thuộc ngành Tài Chính được pháp luật quy định như thế nào?

Nơi an táng của cán bộ, công chức cấp cao thuộc ngành Tài Chính được quy định ra sao, và quy trình lựa chọn địa điểm an táng có yêu cầu gì đặc biệt?

Nội dung chính

    Nơi an táng của cán bộ, công chức cấp cao thuộc ngành Tài Chính được pháp luật quy định như thế nào?

    Nơi an táng  của cán bộ, công chức cấp cao ngành Tài Chính quy định tại Điều 10 Quyết định 1230/QĐ-BTC năm 2018 về Quy chế tổ chức Lễ tang và tổ chức đoàn viếng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Tài chính khi từ trần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

    - An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội (nếu từ trần ở Hà Nội), tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (nếu từ trần ở Thành phố Hồ Chí Minh) đối với các trường hợp sau:

    + Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý.

    + Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;

    + Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.

    - Đối với các chức danh còn lại an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc theo nguyện vọng của gia đình.

    - Trường hợp gia đình có nguyện vọng hỏa táng, điện táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm tổ chức Lễ tang cấp cao theo quy định của Chính phủ và quy định tại Quyết định này.

    13