Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và động, thực vật rừng nguy cấp thế nào?

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và đào tạo nguồn nhân lực thế nào?

Nội dung chính

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ra sao?

    Căn cứ khoản 1 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi các điểm b, c, g bởi điểm a khoản 33 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư quy định như sau:

    Chính sách đầu tư
    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
    1. Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ:
    a) Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng;
    b) Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nuôi dưỡng rừng và làm giàu rừng;
    c) Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, thống kê, kiểm kê rừng và công bố hiện trạng rừng;
    d) Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;
    đ) Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;
    e) Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;
    g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng;
    h) Kiểm tra, ngăn chặn, đấu tranh, phòng ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
    i) Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững;
    k) Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.
    ...

    Như vậy, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cụ thể:

    - Hoạt động quản lý của các ban quản lý rừng.

    - Trồng, chăm sóc, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, nuôi dưỡng và làm giàu rừng.

    - Kiểm kê, theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, thống kê, kiểm kê và công bố hiện trạng rừng.

    - Quản lý thông tin lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng.

    - Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng.

    - Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm.

    - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng; tăng cường năng lực bảo vệ rừng.

    - Kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

    - Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững.

    - Giao rừng, cắm mốc ranh giới rừng.

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và động, thực vật rừng nguy cấp thế nào?

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và động, thực vật rừng nguy cấp thế nào?  (Hình từ Internet)

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư bảo vệ và cứu hộ thực động, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về chính sách đầu tư quy định như sau:

    Chính sách đầu tư
    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
    ...
    2. Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
    a) Theo dõi, giám sát và tổ chức cứu hộ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
    b) Mua sắm trang thiết bị giám sát, cứu hộ, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
    c) Chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
    ...

    Theo đó, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cụ thể:

    - Theo dõi, giám sát và tổ chức cứu hộ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

    - Mua sắm trang thiết bị giám sát, cứu hộ và bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

    - Chăm sóc, nuôi dưỡng các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp thế nào?

    Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP về chính sách đầu tư quy định như sau:

    Chính sách đầu tư
    Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho các hoạt động sau:
    ...
    3. Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp
    a) Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; chọn, tạo, nhân giống cây trồng thân gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ; phục hồi rừng, nâng cao chất lượng rừng tự nhiên;
    b) Nghiên cứu, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, định giá rừng, xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng;
    c) Nghiên cứu giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học đối với các hệ sinh thái rừng, ứng phó với biến đổi khí hậu;
    d) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và các hướng dẫn kỹ thuật về lâm nghiệp.
    ...

    Như vậy, Nhà nước bảo đảm ngân sách đầu tư cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp cụ thể:

    - Ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, mới trong các lĩnh vực: điều tra, kiểm kê rừng; phòng cháy chữa cháy rừng; kiểm soát sinh vật gây hại; chọn giống cây lâm sản, phục hồi và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên.

    - Nghiên cứu bảo tồn hệ sinh thái rừng, định giá và xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng.

    - Nghiên cứu các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật lâm nghiệp.

    41
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ