Người nước ngoài có được ly hôn ở Việt Nam không theo quy định pháp luật hiện hành?

Người nước ngoài có được ly hôn ở Việt Nam không? Cho em hỏi là anh ấy làm thủ tục bao lâu có thể ly hôn được? Và sau khi ly hôn cần bao lâu mới có thể tái hôn ạ?

Nội dung chính

    Người nước ngoài có được ly hôn ở Việt Nam không theo quy định pháp luật hiện hành?

    Ly hôn có yếu tố nước ngoài theo theo Khoản 1 Điều 127 Luật hôn nhân và gia đình 2014 được xác định:

    Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

    Như thế, trong trường hợp này, việc giải quyết ly hôn giữa hai người nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo điều kiện cả hai người hoặc một trong hai người cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài tại Việt Nam. Ngoài ra nếu như vụ án dân sự mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam theo khoản 1 Điều 470 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án Việt Nam cũng có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn giữa hai người nước ngoài. 

    Do đó, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên và một trong hai bên vợ chồng có yêu cầu thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. Còn nếu không thuộc một trong các trường hợp nói trên thì hai vợ chồng người Singapore phải giải quyết tại Tòa án ở Singapore.

    Trường hợp đủ điều kiện giải quyết tại tòa án Tòa án Việt Nam:

    Căn cứ Điều 476 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn mở phiên tòa, phiên họp hòa giải như sau:

    - Phiên họp hòa giải phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên họp hòa giải (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp hòa giải chậm nhất là 01 tháng;

    - Phiên tòa phải được mở sớm nhất là 09 tháng và chậm nhất là 12 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý vụ án. Ngày mở lại phiên tòa (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên tòa chậm nhất là 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 477 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Tòa án phải gửi thông báo thụ lý việc dân sự, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm mở phiên họp, mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự trong văn bản thông báo thụ lý việc dân sự cho đương sự ở nước ngoài.

    Phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.

    Ngoài thời gian nói trên, còn tính đến thời gian xử lý kết quả tống đạt văn bản tố tụng của Tòa án cho đương sự nước ngoài và kết quả yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thu thập chứng cứ.

    Dựa trên khoảng thời gian nêu trên, có thể thấy thời gian giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài rất lâu. Sớm nhất có thể là 1 năm còn nếu không thông thường vụ án ly hôn có yêu tố nước ngoài được giải quyết hơn một năm, gần hai năm.

    Còn đối với vấn đề kết hôn với người khác thì kể từ khi bản án ly hôn có hiệu lực thì bạn hoàn toàn có quyền kết hôn với người đó. 

    Chuyên viên pháp lý Thư Viện Nhà Đất
    26
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ