Người gây ô nhiễm môi trường đất nhưng không phục hồi thì bị xử phạt như thế nào?

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường đất? Theo quy định người gây ô nhiễm môi trường đất nhưng không phục hồi thì bị xử phạt như thế nào?

Nội dung chính

    Quy định về phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất như thế nào?

    Ô nhiễm môi trường đất là một phần biểu hiện của việc suy thoái đất do sự tồn tại của hóa chất xenobamel hoặc do những sự thay đổi khác trong môi trường đất tự nhiên. Nó thường được gây ra bởi các hoạt động trong công nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng quy định

    Căn cứ quy định Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất như sau:

    Phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất
    1. Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
    2. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.
    3. Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

    Như vậy, việc phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất được quy định như sau:

    - Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

    - Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo tiêu chí nguồn gây ô nhiễm, khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.

    - Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo mức độ ô nhiễm, gồm khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

    Người gây ô nhiễm môi trường đất nhưng không phục hồi thì bị xử phạt như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường đất?

    Người gây ô nhiễm môi trường đất nhưng không phục hồi thì bị xử phạt như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường đất? (Hình từ Internet)

    Quy định chung về bảo vệ môi trường đất như thế nào? 

    Căn cứ vào Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về bảo về môi trường đất như sau:

    - Quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo vệ môi trường đất.

    - Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do mình gây ra.

    - Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất ở khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm.

    - Chính phủ quy định chi tiết việc bảo vệ môi trường đất.

    Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ môi trường đất?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường đất như sau:

    - Quy định chi tiết tiêu chí xác định, phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất theo mức độ ô nhiễm;

    - Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan có liên quan trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020; tổ chức điều tra, đánh giá và công khai thông tin về chất lượng môi trường đất;

    - Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường đất đặc biệt nghiêm trọng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường 2020;

    - Tổng hợp danh mục các khu vực ô nhiễm môi trường đất; xây dựng, cập nhật vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về các khu vực ô nhiễm môi trường đất trên phạm vi cả nước.

    Theo quy định người gây ô nhiễm môi trường đất nhưng không phục hồi thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:

    Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất
    ...
    3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

    Như vậy, người gây ô nhiễm môi trường khu vực đất nhưng không phục hồi theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

    Đồng thời người vi phạm còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    Lưu ý:

    Theo Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền đối với hành vi này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Mức phạt tiền tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.



    15