Nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ra sao?
Nội dung chính
Nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ra sao?
Quý anh chị cho tôi hỏi: Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!
Quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo?
Theo quy định hiện hành tại Điều 9 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được quy định ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào?
Quý anh chị cho tôi hỏi: Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!
Theo quy định hiện hành tại Điều 42 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định như sau:
- Cơ sở đào tạo tôn giáo giải thể trong trường hợp sau đây:
+ Theo quyết định của tổ chức tôn giáo;
+ Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, cơ sở đào tạo tôn giáo không tổ chức được hoạt động đào tạo;
+ Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ.
- Tổ chức tôn giáo có quyền giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có quyền giải thể hoặc yêu cầu tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.
Tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày giải thể.
- Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo.
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là gì?
Quý anh chị cho tôi hỏi: Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, tôi xin chân thành cám ơn!
Theo quy định hiện hành tại Điều 16 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung được quy định như sau:
- Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
+ Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
+ Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
- Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
+ Có giáo lý, giáo luật;
+ Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.