Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong vũ khí đạn dược có đặc điểm về điều kiện lao động như thế nào?

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực vũ khí đạn dược được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong vũ khí đạn dược có đặc điểm về điều kiện lao động như thế nào?

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực vũ khí đạn dược được quy định tại Mục XI Danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996 như sau:

    Số TT

    Tên nghề hoặc công việc

    Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

     

    Điều kiện lao động loại VI

    1

    Chế tạo các loại thuốc nổ (nhạy nổ) và các sản phẩm trung gian.

    Rất nguy hiểm (dễ cháy nổ), thường xuyên tiếp xúc các hoá chất độc mạnh (hơi a xít đặc,các ô xít nitơ, thuỷ ngân...), căng thẳng thần kinh tâm lý.

    2

    Chế tạo thuốc đen và những sản phẩm, bộ phận, chi tiết đạn dược có dùng thuốc đen

    Rất nguy hiểm (dễ cháy nổ), ảnh hưởng bụi thuốc & hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

    3

    Chế tạo,tái sinh, đúc ép nhồi thuốc nổ mạnh vào các loại đạn, bom, mìn.

    Rất nguy hiểm (dễ cháy nổ), thường xuyên chịu ảnh hưởng của hoá chất độc hại, tập trung chú ý cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

    4

    Điều chế thuốc phóng.

    Rất nguy hiểm (dễ cháy nổ), thường xuyên tiếp xúc bụi, hoá chất độc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

    5

    Thí nghiệm, chế thử, thử nghiệm, kiểm tra chất lượng, xử lý và sửa chữa đạn dược, nhiên liệu lỏng tên lửa.

    Nguy hiểm, tiếp xúc hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

     

    Điều kiện lao động loại V

    6

    Bốc xếp, đạn dược, nhiên liệu lỏng tên lửa.

    Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, (dễ cháy nổ), tiếp xúc hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

    7

    Lái, phụ xe, áp tải xe chở đạn dược, nhiên liệu lỏng tên lửa.

    Rất nguy hiểm (dễ cháy nổ),tiếp xúc ồn, rung xóc, căng thẳng thần kinh tâm lý.

    8

    Thủ kho,bảo quản đạn dược, nhiên liệu lỏng tên lửa.

    Rất nguy hiểm (dễ cháy nổ),tiếp xúc hoá chất độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

    9

    Nhiệt luyện nòng súng trong lò chì.

    Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với hơi chì, nóng.

    10

    Sử dụng sơn, keo trong dung môi độc khi lắp ghép, chế tạo những chi tiết đạn dược.

    Nguy hiểm (dễ cháy nổ), tiếp xúc hoá chất độc mạnh (axêton, êtyl, axêtat, butyl axêtat), căng thẳng thần kinh tâm lý.

    11

    Sản xuất chi tiết bộ phận vũ khí,đạn dược bằng nhựa, cốt bông thuỷ tinh.

    Nóng, rất độc hại (bụi bông thuỷ tinh, hơi chất độc của fenol, phoomadêhit, axít ôlêíc).

    12

    Nắn, tống sát chì nòng súng.

    Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc nóng, hoá chất độc hại, căng thẳng thị giác.

    13

    Sản xuất, thử nghiệm vũ khí, khí tài sau sản xuất, sửa chữa và cải tiến.

    Nguy hiểm, tiếp xúc hoá chất độc hại, ồn và bụi.

    Trên đây là nội dung quy định đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong lĩnh vực vũ khí đạn dược. Để hiểu rõ về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 1085/LĐTBXH-QĐ năm 1996.

    18