Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội là ngày nào? Người lao động được nghỉ làm việc thì có hưởng nguyên lương không?
Nội dung chính
Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội là ngày nào?
Ngày 10/10/1954 là ngày giải phóng thủ đô - một ngày lịch sử đã khắc sâu trong lòng người dân thủ đô Hà Nội. Có thể nói, ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là một mốc son sáng chói đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp tại Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.
Năm 2024 là năm kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội
Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội là ngày nào? Người lao động được nghỉ làm việc thì có hưởng nguyên lương không? (Hình từ Internet)
Người lao động được nghỉ làm việc thì có hưởng nguyên lương không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, ngày giải phóng thủ đô Hà Nội không phải là ngày nghỉ lễ, tết. Vì vậy, người lao động không được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên vào ngày này, người lao động có thể xin nghỉ không lương sau khi thỏa thuận với người lao động hoặc sử dụng ngày phép năm để nghỉ.
Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội có tổ chức bắn pháo hoa không? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định bắn pháo hoa?
Theo khoản 6 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
.....
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
......
Ngoài ra căn cứ theo Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ cụ thể như sau:
Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.
Thông qua các quy định trên, ngày giải phóng thủ đô Hà Nội là ngày giải phóng Hà Nội. Cho nên vào ngày này, Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa.
Mặt khác, việc tổ hức bắn pháo hoa vào Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội sẽ thực hiện theo quyết định Ủy ban nhân dân thành phố và phối hợp tổ chức với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.