Năm 2026 là con gì? Lịch Vạn niên 2026? Năm 2026 là năm con gì và mệnh gì?
Nội dung chính
Năm 2026 là con gì? Lịch Vạn niên 2026? Năm 2026 là năm con gì và mệnh gì?
(1) Năm 2026 là con gì?
Năm 2026 là năm Bính Ngọ, tức là năm con Ngựa trong 12 con giáp. Theo lịch âm, năm Bính Ngọ sẽ bắt đầu từ ngày 17/02/2026 (tức mùng 1 Tết Âm lịch) và kết thúc vào ngày 05/02/2027 theo Dương lịch. Ngày Giao thừa sẽ rơi vào đêm 16/02/2026.
Trả lời câu hỏi Năm 2026 là con gì? thì năm 2026 là năm con Ngựa - Bính Ngọ
(2) Năm 2026 mệnh gì?
Về ngũ hành, năm 2026 thuộc mệnh Thủy – Thiên Hà Thủy (Nước trên trời). Người sinh năm này có bản mệnh Thủy, tương sinh với Mộc và Kim, nhưng tương khắc với Hỏa và Thổ. Thiên can Bính kết hợp với địa chi Ngọ, tạo nên một năm có nhiều năng lượng mạnh mẽ và sự chuyển động không ngừng.
Với tính cách đặc trưng của tuổi Ngọ, năm Bính Ngọ 2026 có thể mang đến sự sôi động, nhiệt huyết và nhiều cơ hội đột phá.
>> Lịch Vạn niên 2026 xem ngày tốt xấu dưới đây:
Ngày tốt: đỏ
Ngày xấu: tím
Tháng 1 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 2 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 3 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 4 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 5 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 6 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 7 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 8 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 9 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 10 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 11 Lịch Vạn niên 2026
Tháng 12 Lịch Vạn niên 2026
Năm 2026 là con gì? Lịch Vạn niên 2026? Năm 2026 là năm con gì và mệnh gì? (Ảnh từ Internet)
Có cấm xem lịch chọn ngày để mua đất không?
Theo quy định tại Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Theo đó, có thể hiểu hợp đồng mua bán đất là một loại hợp đồng dân sự, là sự thoả thuận tự nguyện giữa các bên và được lập thành văn bản.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.
Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.
Đồng thời, theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
Như vậy, việc xem lịch chọn ngày để mua đất không phải là hành vi bị cấm. Các bên có thể tự do lựa chọn ngày theo lịch để tiến hành giao dịch. Tuy nhiên nếu việc mua đất này vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội hoặc việc xác lập giao dịch này được thực hiện giả tạo thì hợp đồng mua bán đất sẽ bị vô hiệu
Ngoài ra, nếu giao dịch mua đất thuộc trường hợp không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 hoặc hợp đồng không công chứng chứng thực theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì giao dịch mua đất cũng sẽ bị vô hiệu.
Công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất quy định như sau:
(1) Hợp đồng mua bán đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại (2).
(2) Hợp đồng mua bán đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.
(3) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.