Kiểm sát bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định như thế nào?

Kiểm sát bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định như thế nào? Kiểm sát bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định tại đâu?

Nội dung chính

    Kiểm sát bản án, quyết định dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm được quy định như thế nào? 

    Theo quy định tại Điều 26 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSTC năm 2017 thì nội dung này được quy định như sau:  

    1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hiện kiểm sát tất cả các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.

    Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập phiếu kiểm sát khi kiểm sát bản án, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ; quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

    2. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên kiểm sát chặt chẽ về thời hạn gửi, căn cứ, thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của bản án, quyết định. Nếu xét thấy cần phải nghiên cứu hồ sơ vụ việc thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ theo quy định tại Điều 5 TTLT số 02/2016. Trường hợp phát hiện vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà báo cáo bằng văn bản với lãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị hoặc kiến nghị theo thẩm quyền.

    Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền.

    3. Khi xét thấy cần thiết phải thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị phúc thẩm, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát để thực hiện quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 97 BLTTDS.

    4. Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên đề xuất với lãnh đạo Viện kiểm sát để báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

    5. Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền.

    Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ.

    15