Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là gì?

Chuyên viên pháp lý: Trần Thị Mộng Nhi
Tham vấn bởi Luật sư: Phạm Thanh Hữu
Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là gì? Các chương trình, dự án để triển khai thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long?

Nội dung chính

Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là gì?

Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là đá vôi và than bùn.

Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Tại nơi đây có khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt là phát triển ngành trồng lúa nước và cây lương thực. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là đá vôi và than bùn là chủ yếu.

(1) Đá vôi là loại đá trầm tích bao gồm các loại khoáng vật như canxit và các dạng kết tinh khác nhau của canxi cacbonat. Công thức hóa học của đá vôi là CaCO3.

(2) Than bùn là một loại vật liệu hữu cơ được hình thành từ sự phân hủy không hoàn toàn của các tàn dư thực vật dưới sự tác động của vi sinh vật trong môi trường yếm khí. Than bùn với hàm lượng chất hữu cơ cao cùng với khả năng giữ ẩm tốt nên được xem là nguồn tài nguyên hữu ích cho ngành nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Như vậy, khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là đá vôi và than bùn.

(Nội dung về Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là gì? chỉ mang tính chất tham khảo)

Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là gì?

Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện đang được khai thác là gì? (Hình từ Internet)

Các chương trình, dự án để triển khai thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 816/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về các chương trình, dự án để triển khai thực hiện quy hoạch như sau:

(1) Nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công

- Ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành và đẩy nhanh các dự án kết cấu hạ tầng có thể tạo sức lan tỏa lớn, có tính kết nối liên vùng, liên tỉnh bao gồm kết cấu giao thông cấp quốc gia, liên tỉnh; phát triển lưới điện; hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các khu vực phát triển động lực đã được xác định trong quy hoạch vùng để thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng của quốc gia, vùng, liên tỉnh.

- Ưu tiên tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

(2) Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

- Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của vùng trên cơ sở các công trình hạ tầng đã và đang được đầu tư dẫn dắt bởi các dự án đầu tư công, phát huy tối đa hiệu quả của các công trình hạ tầng đã được đầu tư. Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư bao gồm: Trung tâm đầu mối nông nghiệp, bến cảng đường thủy nội địa, cảng biển, hạ tầng logistics, cấp nước sạch, phát triển nguồn điện, cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ.

- Thu hút đầu tư gia tăng mật độ, quy mô, năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các khu vực phát triển động lực của vùng.

- Định hướng thu hút đầu tư từ đầu tư công và nguồn vốn xã hội hóa cho các ngành, lĩnh vực.

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 61 Luật Đất đai 2024 như sau:

Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm:
a) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;
b) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
c) Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
d) Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;
đ) Quy hoạch sử dụng đất an ninh.
2. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng và quy hoạch sử dụng đất an ninh thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia, thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về quy hoạch.
3. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Theo đó, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia;

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;

- Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;

- Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng;

- Quy hoạch sử dụng đất an ninh.

saved-content
unsaved-content
350