Khi nào thì được xoá nợ vốn vay học sinh, sinh viên?

Khi nào thì sinh viên, học sinh được xoá phần nợ vốn vay học sinh, sinh viên trong quá trình học tập?

Nội dung chính

    Khi nào thì được xoá nợ vốn vay học sinh, sinh viên?

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 5 Chương II Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/1/2011 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội về việc ban hành Quy chế xử lý nợ rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, trường hợp các nguyên nhân khách quan được xử lý nợ bị rủi ro gồm:

    "Khách hàng vay vốn, học sinh sinh viên hoặc người đi lao động tại nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình: bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài; ốm đau thường xuyên , mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng".

    Mặt khác tại Khoản 3 Điều 7 Chương II Quyết định số 15/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị về các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro, trong đó quy định đối với trường hợp xoá nợ chương trình học sinh sinh viên thì: Khách hàng vay vốn bị rủi ro do những nguyên nhân nêu trên và Ngân hàng chính sách xã hội đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

    Nâng mức cho vay vốn với học sinh, sinh viên

    Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định điều chỉnh mức cho vay quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Theo đó, mức cho vay tối đa là 1,25 triệu đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

    So với quy định cũ, mức cho vay tối đa đối với HSSV tăng thêm 150.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

    Quyết định mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/1/2016, áp dụng đối với các khoản vay mới kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.

    Tính đến nay doanh số cho vay đạt khoảng 55.000 tỉ đồng và trên 3,3 triệu lượt học sinh, sinh viên đã được vay vốn từ Chương trình này. Dư nợ tính đến 31/10/2015 là khoảng trên 24.000 tỉ đồng, trong đó, nợ quá hạn là 133 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 0,54%.

    Căn cứ vào các quy định nêu trên thì điều kiện để xem xét xoá nợ trong trường hợp học sinh sinh viên vay vốn thông qua hộ gia đình bị rủi ro mà không có tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho học sinh sinh viên và Ngân hàng nơi cho vay đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán.

    Tiền lãi không bị cộng vào gốc

    Điều 9 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc trả nợ gốc và lãi tiền vay thì trong thời hạn phát tiền vay (đang còn theo học), đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả nợ gốc; đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.

    Đồng thời, tại tiết a, điểm 5.3, khoản 5, mục II văn bản số 2162A/NHCS-TD của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg quy định lãi tiền vay được tính kể từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Ngân hàng Chính sách xã hội thoả thuận với người vay trả lãi theo định kỳ tháng hoặc quý trong thời hạn trả nợ.

    Trong trường hợp người vay có nhu cầu trả lãi theo định kỳ hàng tháng, quý trong thời hạn phát tiền vay thì Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện thu theo yêu cầu của người vay. Vì vậy lãi tiền vay không bị cộng vào tiền gốc.

    8