Khi hồ sơ thiết kế xây dựng không đầy đủ các tính năng sử dụng của thiết bị thì chủ đầu tư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Khi hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tính năng sử dụng của thiết bị thì chủ đầu tư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? Việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Khi hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tính năng sử dụng của thiết bị thì chủ đầu tư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt hành chính về vi phạm quy định về thiết kế và dự toán xây dựng như sau:

    Vi phạm quy định về thiết kế (thiết kế triển khai ngay sau thiết kế cơ sở, thiết kế một bước) và dự toán xây dựng
    3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tiêu chuẩn, tính năng sử dụng của thiết bị, vật tư, cấu kiện;

    b) Hồ sơ

    thiết kế xây dựng công trình thiếu kết quả khảo sát địa chất hoặc không căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất công trình hoặc không phù hợp với kết quả khảo sát theo quy định;

    c) Không sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với công trình theo quy định phải sử dụng;
    d) Thiết kế không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường; phòng, chống cháy nổ; ứng phó với biến đổi khí hậu và các điều kiện an toàn khác;
    đ) Không thực hiện hoặc thực hiện giám sát tác giả không đúng, không đầy đủ theo quy định;

    e) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.

    ...

    Như vậy, khi hồ sơ thiết kế không đầy đủ các tính năng sử dụng của thiết bị thì chủ đầu tư sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.

    Đồng thời, căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về hfinh thức xử phạt và mức phạt đối với cá nhân và tổ chức như sau:

    Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
    ...
    2. Hình thức xử phạt bổ sung:
    ...
    c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Như vậy, đối với trường hợp người vi phạm là chủ đầu tư, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng thì mức phạt tiền tối đa bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức, vậy nên mức phạt hành chính sẽ từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Riêng đối với trường hợp nhà thầu, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đến 70.000.000 đồng.

    Khi hồ sơ thiết kế xây dựng không đầy đủ các tính năng sử dụng của thiết bị thì chủ đầu tư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Khi hồ sơ thiết kế xây dựng không đầy đủ các tính năng sử dụng của thiết bị thì chủ đầu tư sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

    Việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được quy định ra sao?

    Việc quản lý công tác thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 34 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:

    Quản lý công tác thiết kế xây dựng
    1. Nhà thầu thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện; việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng của cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn về xây dựng không thay thế và không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế xây dựng về chất lượng thiết kế xây dựng do mình thực hiện.
    2. Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng làm tổng thầu thiết kế thì nhà thầu này phải đảm nhận những công việc thiết kế chủ yếu của công trình và chịu trách nhiệm toàn bộ về việc thực hiện hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng thiết kế xây dựng trước tổng thầu và trước pháp luật đối với phần việc do mình đảm nhận.
    3. Trong quá trình thiết kế xây dựng công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, nhà thầu thiết kế xây dựng có quyền đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các thí nghiệm, thử nghiệm mô phỏng để kiểm tra, tính toán khả năng làm việc của công trình nhằm hoàn thiện thiết kế xây dựng, bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình.
    4. Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế xây dựng nếu đạt yêu cầu.

    Theo đó, quản lý công tác thiết kế xây dựng quy định rằng nhà thầu thiết kế chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế mà mình thực hiện. Việc thẩm tra, thẩm định và phê duyệt từ các bên khác không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu.

    Nếu nhà thầu làm tổng thầu thiết kế, họ phải thực hiện các công việc thiết kế chủ yếu và chịu trách nhiệm toàn bộ với bên giao thầu. Nhà thầu phụ phải đảm bảo tiến độ và chất lượng cho phần công việc của mình.

    Trong quá trình thiết kế các công trình quan trọng quốc gia hoặc có quy mô lớn, nhà thầu có quyền đề xuất thí nghiệm để kiểm tra và hoàn thiện thiết kế.

    Sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm định và phê duyệt, chủ đầu tư sẽ kiểm tra và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ nếu đạt yêu cầu.

    Tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng có các quyền và nghĩa vụ gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 87 Luật Xây dựng 2014 được bổ sung, sửa đổi theo khoản 28 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 về quyền và nghĩa vụ của tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng như sau:

    - Quyền của tổ chức thẩm tra:

    + Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, giải thích và làm rõ những dữ liệu cần thiết cho công tác thẩm tra.

    + Có quyền bảo lưu kết quả thẩm tra và từ chối thực hiện yêu cầu có thể làm sai lệch kết quả hoặc vượt quá khả năng của mình.

    - Nghĩa vụ của tổ chức thẩm tra:

    + Thực hiện thẩm tra thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư.

    + Giải thích và làm rõ kết quả thẩm tra để hỗ trợ công tác thẩm định của chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn.

    + Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về kết quả công việc mà mình thực hiện.

    26