Hủy hợp đồng do không có thẩm quyền ký kết được thực hiện như thế nào?

Hủy hợp đồng do không có thẩm quyền ký kết được thực hiện như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này?

Nội dung chính

    Hủy hợp đồng do không có thẩm quyền ký kết được thực hiện như thế nào?

    (1)  Giữa hai công ty trên có quan hệ hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng trị giá 920 triệu. Bởi lẽ, khi ký hợp đồng này ông Nguyễn Hoàng nhân danh công ty A (đã được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật là giám đốc giám đốc công ty A). Theo Điều 581 BLDS hiện hành.

    Tranh chấp này sẽ được giải quyết tại tòa án nào? Hãy giải thích

    Đây là một tranh chấp về kinh doanh thương mại theo Điều 29 khoản 1 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Vì vậy nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết theo Điều 36 khoản 1 điểm g. Từ đó cho thấy các Tòa án có thẩm quyền giải quyết là TAND thị xã Long An và TAND tỉnh Long An. Tuy nhiên, theo Điều 33 khoản 1 điểm b và Điều 34 khoản 1 điểm a Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì chỉ có TAND thị xã Long An có thẩm quyền.

    (2) Ở đây ta chia thành các trường hợp:

    Nếu hợp đồng ủy quyền giới hạn ủy quyền là chỉ ký hợp đồng với công ty Hoa Thịnh và không làm bất cứ việc gì khác (trong đó có cả việc hủy hợp đồng) thì việc hủy hợp đồng của Nguyễn Hoàng không có giá trị pháp lý.
    Nếu hợp đồng  ủy quyền chỉ ghi ký hợp đồng thì ta có thể hiểu là việc ký hợp đồng bao hàm các hoạt động liên quan (trong đó có cả việc hủy hợp đồng) thì việc hủy hợp đồng của Nguyễn Hoàng có giá trị pháp lý.
    Nếu trong hợp đồng ủy quyền có thêm công việc hủy hợp đồng thì đương nhiên việc hủy hợp đồng của Nguyễn Hoàng có giá trị pháp lý.

    Lý thuyết là như vậy, tuy nhiên trên thực tế ta có thể thấy: khi ký kết hợp đồng với công ty Hoa Thịnh thì ông Nguyễn Hoàng đã thông báo cho công ty Hoa Thịnh về các vấn đề liên quan đến sự ủy quyền (kể cả phạm vi ủy quyền), theo Điều 584 khoản 2 Bộ luật Dân sự 2015. Mà sau khi được đề nghị hủy hợp đồng của ông Nguyễn Hoàng thì công ty Hoa Thịnh đã chấp nhận. Vậy ta có thể hiểu rằng ở đây việc hủy hợp đồng của ông Nguyễn Hoàng nằm trong phạm vi ủy quyền và có giá trị pháp lý. Như thế thì tình huống này nằm trong một trong hai trường hợp sau. Vì vậy, sau đây ta chỉ xét trường hợp việc hủy hợp đồng của ông Nguyễn Hoàng có giá trị pháp lý.

    (3) Như trên đã giải thích thì sau khi chấp thuận hủy hợp đồng của Hoa Thịnh thì hợp đồng giữa hai công ty không còn hiệu lực.

    (4) Như đã trình bày ở trên, theo quan điểm của chúng tôi cho rằng hợp đồng này không còn hiệu lực nữa, bởi lẽ đã có sự chấp thuận hủy hợp đồng giữa hai bên. Vì vậy, công ty Hoa Thịnh không còn trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hợp đồng nữa.

     

    12