Hoạt động quản lý sử dụng thiết bị in được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Hoạt động quản lý sử dụng thiết bị in được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Hoạt động quản lý sử dụng thiết bị in được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

    Nghị định 25/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in chính thức có hiệu lực thi hành. 

    Theo đó, hoạt động quản lý sử dụng thiết bị in là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 17 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung  Điều 30 Nghị định 60/2014/NĐ-CPCụ thể như sau:

    Thiết bị in chỉ được sử dụng để sản xuất, kinh doanh khi có đủ các điều kiện hoạt động in theo quy định của pháp luật.

    Đối với máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu phải đăng ký trước khi sử dụng, như sau:

    - Tổ chức, cá nhân phải gửi hồ sơ đăng ký máy qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xác nhận đăng ký bằng văn bản; trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

    Hồ sơ đăng ký sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu bao gồm:

    - Đơn đăng ký sử dụng máy theo mẫu quy định;

    - Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy phép nhập khẩu máy; hợp đồng và hóa đơn mua máy hoặc chứng từ thuê mua máy;

    - Đơn đề nghị chuyển nhượng (đối với máy đã đăng ký sử dụng) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy.

    Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết hồ sơ, mẫu giấy xác nhận đăng ký sử dụng, chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu quy định tại Khoản 3 Điều này.

    Chuyển nhượng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu:

    Tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký khi chuyển nhượng máy phải có hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy đó. Hồ sơ gồm:

    - Đơn đề nghị chuyển nhượng máy theo mẫu quy định 02 bản;

    - Bản sao có bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực nếu gửi bằng đường bưu chính, chuyển phát giấy tờ đảm bảo tư cách pháp nhân của cơ quan, tổ chức được chuyển nhượng máy;

    - Bản chính giấy xác nhận đã đăng ký máy;

    - Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị chuyển nhượng máy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã xác nhận đăng ký máy xác nhận vào đơn chuyển nhượng, trả lại 01 bản cho cơ quan, tổ chức đề nghị chuyển nhượng máy, 01 bản lưu hồ sơ và cập nhật thay đổi đăng ký máy trong dữ liệu quản lý, trường hợp không xác nhận phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

    Thanh lý máy:

    Tổ chức, cá nhân sử dụng máy đã đăng ký, khi thanh lý phải có văn bản thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in nơi đã đăng ký máy, đồng thời giấy xác nhận đăng ký máy hết hiệu lực.

     

    14