Hồ sơ xin cấp phép xây dựng trụ sở đại sứ quán bao gồm những gì? Việc xem xét cấp giấy phép xây dựng trụ sở đại sứ quán tại Việt Nam được quy định ra sao?

Hồ sơ xin cấp phép xây dựng trụ sở đại sứ quán bao gồm những gì? Việc xem xét cấp giấy phép xây dựng trụ sở đại sứ quán tại Việt Nam được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Hồ sơ xin cấp phép xây dựng trụ sở đại sứ quán bao gồm những gì?

    Theo Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

    1. Đối với công trình không theo tuyến:
    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
    b) Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 41 Nghị định này; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
    d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

    Vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép cho trụ sở đại sứ quán tại Việt Nam gồm:

    -Đơn đề nghị cấp giấy phép theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

    -Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai của nhóm công trình hoặc toàn bộ dự án.

    -Quyết định phê duyệt dự án; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn; giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường.

    -02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng.

    Hồ sơ xin cấp phép xây dựng trụ sở đại sứ quán bao gồm những gì? Việc xem xét cấp giấy phép xây dựng trụ sở đại sứ quán tại Việt Nam được quy định ra sao?

    Hồ sơ xin cấp phép xây dựng trụ sở đại sứ quán bao gồm những gì? Việc xem xét cấp giấy phép xây dựng trụ sở đại sứ quán tại Việt Nam được quy định ra sao?

    Việc xem xét cấp giấy phép xây dựng trụ sở đại sứ quán tại Việt Nam được quy định ra sao?

    Theo Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng

    Trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng

    1. Trình tự cấp giấy phép xây dựng:

    a) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng theo quy trình quy định tại Điều 102 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 36 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14;
    b) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu theo quy định tại Mẫu số 13 Phụ lục II Nghị định này để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.
    2. Cơ quan cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều 41 Nghị định này. Việc kiểm tra các nội dung đã được cơ quan, tổ chức thẩm định, thẩm duyệt, thẩm tra theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:
    a) Đối chiếu sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với thiết kế cơ sở được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định và đóng dấu xác nhận đối với các công trình thuộc dự án có yêu cầu thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;
    b) Kiểm tra sự phù hợp của bản vẽ thiết kế xây dựng tại hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng với bản vẽ thiết kế xây dựng được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền đối với các công trình xây dựng thuộc đối tượng có yêu cầu thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy;
    c) Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của báo cáo kết quả thẩm tra đối với công trình có yêu cầu phải thẩm tra thiết kế theo quy định tại Nghị định này.

    Theo đó, cơ quan cấp giấy phép xây dựng thực hiện kiểm tra, đánh giá hồ sơ và cấp giấy phép xây dựng, kiểm tra các điều kiện cấp giấy phép xây dựng. Ngoài ra, cơ quan cấp giấy phép xây dựng sử dụng chữ ký điện tử của cơ quan mình hoặc mẫu dấu để đóng dấu xác nhận bản vẽ thiết kế kèm theo giấy phép xây dựng cấp cho chủ đầu tư.

    Thời hạn cho thuê đất xây dựng trụ sở đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam là bao nhiêu năm?

    Căn cứ tại điểm d Khoản 1 Điều 172 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Đất sử dụng có thời hạn

    1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 171 của Luật này, thời hạn sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    ...
    d) Thời hạn cho thuê đất xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác; thời hạn gia hạn hoặc cho thuê đất khác không quá thời hạn quy định tại khoản này.

    Theo đó, thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở đại sứ quán là 99 năm. Sau thời hạn này, việc gia hạn sẽ được xem xét dựa trên quy định hiện hành, với thời hạn gia hạn tối đa không quá 99 năm.

    18