Hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật tại Hội đồng Giám định y khoa được quy định như thế nào?

Việc tiếp nhận hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật tại Hội đồng Giám định y khoa được quy định như thế nào? Khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ gì?

Nội dung chính

    Việc tiếp nhận hồ sơ khám giám định mức độ khuyết tật tại Hội đồng Giám định y khoa được quy định như thế nào?

    Ngày 28/12/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp ban hành Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH hướng dẫn xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng Giám định y khoa thực hiện.
    Thông tư này áp dụng đối với những trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật, cụ thể như sau:

    1. Những trường hợp đã được Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã được thành lập theo quy định tại Điều 16 Luật người khuyết tật thực hiện xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi là Hội đồng xác định mức độ khuyết tật), nhưng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật.
    2. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật.
    3. Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật hoặc cá nhân hoặc cơ quan hoặc tổ chức có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, không chính xác.

    Theo đó, việc tiếp nhận hồ sơ khám giám định tại Hội đồng Giám định y khoa là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT- BYT-BLĐTBXH. Cụ thể như sau:

    (1) Sau khi Hội đồng Giám định y khoa nhận được hồ sơ đề nghị khám giám định mức độ khuyết tật đầy đủ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, trong thời gian 30 ngày làm việc, Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm tổ chức khám giám định và kết luận dạng tật và mức độ khyết tật.

    (2) Đại diện hợp pháp của người khuyết tật khi làm thủ tục khám giám định cho người khuyết tật phải có các giấy tờ sau:

    - Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh hợp pháp.

    - Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi người khuyết tật đăng ký hộ khẩu thường trú về quyền đại diện hợp pháp đối với người khuyết tật.

    - Trường hợp đại diện hợp pháp của người khuyết tật là cơ quan, tổ chức thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó theo quy định.

    9