Hành vi sử dụng bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng bị phạt thế nào?

Hành vi sử dụng bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng bị phạt thế nào? Quy định mức phạt tiền đối với trường hợp này là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Hành vi sử dụng bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng bị phạt thế nào?

    Xử phạt hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 13 Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

    2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.
    3. Hình thức xử phạt bổ sung
    Tịch thu Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

    Theo đó,

    Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm (25) năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi (20) năm đối với các giống cây trồng khác.

    Như vậy, nếu tổ chức, cá nhân sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực nêu trên thì có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Đồng thời, Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực đó sẽ bị tịch thu.

    Trên đây là nội dung quy định về xử phạt hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 31/2016/NĐ-CP.

    8