Hành vi gọi điện quấy rối các số điện thoại 111, 113, 114, 115 thì bị xử phạt bao nhiêu?

Cho tôi hỏi hành vi gọi điện quấy rối các số điện thoại 111, 113, 114, 115 thì bị xử phạt bao nhiêu?

Nội dung chính

    Có tất cả bao nhiêu đầu số khẩn cấp và ý nghĩa các đầu số như thế nào?

    Theo Phụ lục 3 Ban hành kèm theo Thông tư 22/2014/TT-BTTTT sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 27/2021/TT-BTTTT quy định có 4 đầu số khẩn cấp như sau:

    - Đầu số khẩn cấp 112: Số dịch vụ gọi tìm kiếm, cứu nạn. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.

    - Đầu số khẩn cấp 113: Số dịch vụ gọi công an. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.

    - Đầu số khẩn cấp 114: Số điện thoại dịch vụ gọi cứu hỏa. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.

    - Đầu số khẩn cấp 115: Số dịch vụ gọi cấp cứu y tế. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc, dịch vụ khẩn cấp.

    Ngoài ra hiện nay còn một đầu số đáng được quan tâm là 111: Số dịch vụ gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Số dùng chung, dịch vụ toàn quốc.

    Hành vi gọi điện quấy rối các số điện thoại 111, 113, 114, 115 thì bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

    Hành vi gọi điện quấy rối các số điện thoại 111, 113, 114, 115 thì bị xử phạt bao nhiêu?

    Căn cứ khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm quy định về trật tự công cộng:

    Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    ...

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;

    b) Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Báo thông tin giả, không đúng sự thật đến các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

    d) Gọi điện thoại đến số điện thoại khẩn cấp 111, 113, 114, 115 hoặc đường dây nóng của cơ quan, tổ chức để quấy rối, đe dọa, xúc phạm;

    ...

    Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:

    Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

    ...

    2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ...

    Như vậy, người nào có hành vi gọi điện quấy rối các số điện thoại 111, 113, 114, 115 thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

    Lưu ý: Mức xử phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Các hành vi nào bị cấm trong hoạt động viễn thông?

    Căn cứ Điều 12 Luật Viễn thông 2009 quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông:

    Các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông

    1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    2. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

    3. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

    4. Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    5. Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

    6. Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

    Như vậy, các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông, bao gồm:

    - Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm:

    + Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    + Gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

    + Phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân;

    + Tuyên truyền chiến tranh xâm lược;

    + Gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo;

    + Tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan;

    + Phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.

    - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những thông tin bí mật khác do pháp luật quy định.

    - Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông;

    - Trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.

    - Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

    - Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.

    - Cản trở trái pháp luật, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.

    Trân trọng!

    418