Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Thuế môn bài năm 2025 bao nhiêu?
Nội dung chính
Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Thuế môn bài năm 2025 bao nhiêu?
Hiện nay, lệ phí môn bài (còn gọi là thuế môn bài) được quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài.
Cụ thể, căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 65/2020/TT-BTC thì mức thuế môn bài năm 2025 được xác định như sau:
(1) Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm;
- Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Lưu ý: Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức thuộc trường hợp 1 và 2 căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
(2) Mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ:
(1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm;
(2) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm;
(3) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm.
(4) Doanh thu để làm căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cách hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133:
Khoản 2 Điều 41 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
- Tài khoản 3338 - Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nhà thầu nước ngoài...
TK 3338 có 2 tài khoản cấp 3:
+ TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào NSNN;
+ TK 33382: Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
...
Đồng thời, Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC cũng quy định như sau:
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
...
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
...
Căn cứ các quy định trên, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hạch toán thuế môn bài như sau:
- Nợ 6422 - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
- Có TK 3338 (TK 33382) - Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
Lưu ý: Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh (Khoản 2 Điều 64 Thông tư 133/2016/TT-BTC):
- Bên Nợ:
+ Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ;
+ Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Bên Có:
+ Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;
+ Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
+ Kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Cách hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 200:
Khoản 2 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
...
Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, có 9 tài khoản cấp 2:
...
- Tài khoản 3338- Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác, như: Thuế môn bài, thuế nộp thay cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam...
+ TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, đã nộp và còn phải nộp;
+ TK 33382: Các loại thuế khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp các loại thuế khác. Doanh nghiệp được chủ động mở các TK cấp 4 chi tiết cho từng loại thuế phù hợp với yêu cầu quản lý.
- Tài khoản 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
...
Đồng thời, Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC quy định:
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
...
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp, có 8 tài khoản cấp 2:
...
- Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
...
Căn cứ các quy định trên, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì hạch toán thuế môn bài như sau:
- Nợ 6425 - Thuế, phí và lệ phí: Phản ánh chi phí về thuế, phí và lệ phí như: chi án phí, lệ phí thi hành án, tiền thuê đất,... và các khoản phí, lệ phí khác.
- Có TK 3339 - Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác: Phản ánh số phải nộp, đã nộp và còn phải nộp về các khoản phí, lệ phí, các khoản phải nộp khác cho Nhà nước ngoài các khoản đã ghi vào các tài khoản từ 3331 đến 3338. Tài khoản này còn phản ánh các khoản Nhà nước trợ cấp cho doanh nghiệp (nếu có) như các khoản trợ cấp, trợ giá.
Lưu ý: Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (khoản 2 Điều 92 Thông tư 200/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Điều 31 Thông tư 177/2015/TT-BTC):
- Bên Nợ:
+ Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ;
+ Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
- Bên Có:
+ Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp;
+ Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
+ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Thuế môn bài năm 2025 bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kinh doanh bất động sản là gì? Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có phải nộp thuế môn bài không?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 thì kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Đồng thời, căn cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thuộc đối tượng phải nộp thuế môn bài theo quy định.
Có những nguyên tắc nào trong kinh doanh bất động sản?
Điều 4 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định:
Nguyên tắc kinh doanh bất động sản
1. Công khai, minh bạch; tự do thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên thông qua hợp đồng, không vi phạm điều cấm của luật.
2. Bất động sản, dự án bất động sản đưa vào kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật này.
3. Tổ chức, cá nhân được kinh doanh bất động sản ngoài phạm vi khu vực bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Như vậy, có 03 nguyên tắc trong kinh doanh bất động sản theo quy định trên.