Đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân thì định mức lao động trực tiếp trong đánh giá phát tán trong môi trường không khí quy định như thế nào?

Định mức lao động trực tiếp như thế nào trong đánh giá phát tán trong môi trường không khí đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân? Định mức thiết bị ra sao?

Nội dung chính

    Định mức lao động trực tiếp như thế nào trong đánh giá phát tán trong môi trường không khí đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân?

    Tại Tiểu mục 2.1 Mục II Phụ lục I.15 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN(có hiệu lực từ 22/7/2022) có quy định về định mức lao động trực tiếp trong đánh giá phát tán trong môi trường không khí đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân như sau:

    STT

    Nội dung công việc

    Nhân công

    Số lượng người

    Vị trí

    Chức danh

    Định mức (công)

    1

    Thu thập số liệu

    01

    Trưởng nhóm

    Kỹ sư bậc 3/9 hoặc tương đương

    0,125

     

     

    02

    Thành viên

    Kỹ sư bậc 2/9 hoặc tương đương

    0,25

    2

    Tiến hành

    01

    Trưởng nhóm

    Kỹ sư bậc 3/9 hoặc tương đương

    0,125

     

     

    02

    Thành viên

    Kỹ sư bậc 2/9 hoặc tương đương

    0,25

    3

    Phân tích kết quả, lập báo cáo

    01

    Trưởng nhóm

    Kỹ sư bậc 3/9 hoặc tương đương

    0,125

     

     

    02

    Thành viên

    Kỹ sư bậc 2/9 hoặc tương đương

    0,25

    *Định mức lao động gián tiếp (quản lý, phục vụ) bằng 10 % định mức lao động trực tiếp.

    Định mức lao động trực tiếp như thế nào trong đánh giá phát tán trong môi trường không khí đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân? (Ảnh từ Internet)

     

    Đánh giá phát tán trong môi trường không khí đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân có định mức thiết bị ra sao?

    Theo Tiểu mục 2.2 Mục II Phụ lục I.15 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) định mức thiết bị trong đánh giá phát tán trong môi trường không khí đối với sự cố nhà máy điện hạt nhân có quy định:

    STT

    Loại thiết bị

    Yêu cầu kỹ thuật

    Đơn vị tính

    Định mức

    1

    Máy tính trạm cấu hình cao

    Loại thông dụng

    Ca

    0,375

    2

    Máy tính xách tay

    Loại thông dụng

    Ca

    1,1

    3

    Máy in laser

    In đen trắng khổ A4

    Ca

    0,125

    4

    Điều hòa nhiệt độ

    Loại thông dụng

    Ca

    1,1

    5

    Máy photocopy

    Loại thông dụng

    Ca

    0,125

    6

    Phần mềm đánh giá phát tán

    Phần mềm chuyên dùng

    Ca

    3

    7

    Điện thoại

    Loại thông dụng

    Ca

    0,125

    Quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường không khí được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ Tiểu mục 3.2 Mục I Phụ lục I.14 ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BKHCN (có hiệu lực từ 22/7/2022) quy định:

    PHỤ LỤC I.14

    ĐÁNH GIÁ PHÁT TÁN CHẤT PHÓNG XẠ TRONG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

    I. QUY TRÌNH

    3. Nội dung quy trình
    ...
    3.2. Diễn giải
    Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đánh giá phát tán chất phóng xạ từ cấp có thẩm quyền.
    Cán bộ kỹ thuật rà soát mục tiêu và kết quả cần có của yêu cầu: thời gian, khu vực và phạm vi đánh giá, liều chiếu ngoài, liều tích lũy, ảnh hưởng bức xạ ngắn hạn hoặc dài hạn, các biện pháp can thiệp cần thực hiện v.v.
    Căn cứ trên yêu cầu đặt ra và khả năng bảo đảm số liệu đầu vào (số liệu khí tượng, số hạng nguồn, bản đồ địa hình, phân bố dân cư) cán bộ kỹ thuật lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp nhất.
    Bước 2. Thu thập số liệu
    Cán bộ kỹ thuật thu thập tất cả hoặc một số số liệu đầu vào cần thiết cho việc tính toán:
    - Tình huống sự cố: thông tin cơ bản về tình huống, tên, mã hiệu, sự cố thật hay bài tập thực hành.
    - Thời gian: thời gian xảy ra sự cố, thời gian bắt đầu phát thải, thời gian kết thúc phát thải.
    - Địa điểm xảy ra sự cố: tọa độ khu vực sự cố, nhà máy điện hạt nhân, độ cao so với mặt đất, độ cao ống khói.
    - Phạm vi đánh giá: lựa chọn phạm vi đánh giá căn cứ theo mục đích khác nhau (10, 50, 100, 300, 500 km v.v.).
    - Số liệu hệ sinh thái, các lớp bản đồ: sử dụng số liệu tích hợp sẵn trong công cụ hoặc số liệu được cung cấp từ bên thứ ba.
    - Số liệu khí tượng: số liệu từ trạm quan trắc gần đó hoặc số liệu từ hệ thống dự báo quốc gia, quốc tế hoặc số liệu giả định. Số liệu khí tượng cần được lựa chọn đúng với định dạng có thể sử dụng bởi công cụ.
    - Số hạng nguồn: các nhân đồng vị phóng xạ, đặc tính vật lý của bụi phóng xạ, hoạt độ từng nhân tương ứng. Số liệu có thể thu thập từ các công cụ hỗ trợ hoặc trực tiếp đánh giá căn cứ trên kịch bản sự cố.
    - Các tiêu chí can thiệp: sử dụng quy định quốc gia hoặc các tiêu chí khuyến cáo bởi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA.
    - Mô hình phát thải: lựa chọn mô hình phát thải phù hợp cho mục đích tính toán (phạm vi gần hay xa, mô hình Gausse, Eulerian, Lagrangian).
    Bước 3: Đánh giá phát tán và báo cáo
    - Cán bộ kỹ thuật nhập số liệu vào công cụ đánh giá và kiểm tra lại các thông số.
    - Cán bộ kỹ thuật cho công cụ thực hiện đánh giá, lưu kết quả.
    - Cán bộ kỹ thuật tổng hợp, phân tích kết quả. Trong trường hợp kết quả có độ tin cậy thấp, cán bộ kỹ thuật rà soát, kiểm tra thông số đầu vào, số liệu nhập vào công cụ, thực hiện lại việc đánh giá.
    - Cán bộ kỹ thuật báo cáo kết quả tới cấp có thẩm quyền.

    Như vậy, quy trình đánh giá phát tán chất phóng xạ trong môi trường không khí được thực hiện như sau:

    Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đánh giá phát tán chất phóng xạ từ cấp có thẩm quyền.

    Cán bộ kỹ thuật rà soát mục tiêu và kết quả cần có của yêu cầu: thời gian, khu vực và phạm vi đánh giá, liều chiếu ngoài, liều tích lũy, ảnh hưởng bức xạ ngắn hạn hoặc dài hạn, các biện pháp can thiệp cần thực hiện v.v.

    Căn cứ trên yêu cầu đặt ra và khả năng bảo đảm số liệu đầu vào (số liệu khí tượng, số hạng nguồn, bản đồ địa hình, phân bố dân cư) cán bộ kỹ thuật lựa chọn công cụ đánh giá phù hợp nhất.

    Bước 2. Thu thập số liệu

    Cán bộ kỹ thuật thu thập tất cả hoặc một số số liệu đầu vào cần thiết cho việc tính toán:

    - Tình huống sự cố: thông tin cơ bản về tình huống, tên, mã hiệu, sự cố thật hay bài tập thực hành.

    - Thời gian: thời gian xảy ra sự cố, thời gian bắt đầu phát thải, thời gian kết thúc phát thải.

    - Địa điểm xảy ra sự cố: tọa độ khu vực sự cố, nhà máy điện hạt nhân, độ cao so với mặt đất, độ cao ống khói.

    - Phạm vi đánh giá: lựa chọn phạm vi đánh giá căn cứ theo mục đích khác nhau (10, 50, 100, 300, 500 km v.v.).

    - Số liệu hệ sinh thái, các lớp bản đồ: sử dụng số liệu tích hợp sẵn trong công cụ hoặc số liệu được cung cấp từ bên thứ ba.

    - Số liệu khí tượng: số liệu từ trạm quan trắc gần đó hoặc số liệu từ hệ thống dự báo quốc gia, quốc tế hoặc số liệu giả định. Số liệu khí tượng cần được lựa chọn đúng với định dạng có thể sử dụng bởi công cụ.

    - Số hạng nguồn: các nhân đồng vị phóng xạ, đặc tính vật lý của bụi phóng xạ, hoạt độ từng nhân tương ứng. Số liệu có thể thu thập từ các công cụ hỗ trợ hoặc trực tiếp đánh giá căn cứ trên kịch bản sự cố.

    - Các tiêu chí can thiệp: sử dụng quy định quốc gia hoặc các tiêu chí khuyến cáo bởi Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA.

    - Mô hình phát thải: lựa chọn mô hình phát thải phù hợp cho mục đích tính toán (phạm vi gần hay xa, mô hình Gausse, Eulerian, Lagrangian).

    Bước 3: Đánh giá phát tán và báo cáo

    - Cán bộ kỹ thuật nhập số liệu vào công cụ đánh giá và kiểm tra lại các thông số.

    - Cán bộ kỹ thuật cho công cụ thực hiện đánh giá, lưu kết quả.

    - Cán bộ kỹ thuật tổng hợp, phân tích kết quả. Trong trường hợp kết quả có độ tin cậy thấp, cán bộ kỹ thuật rà soát, kiểm tra thông số đầu vào, số liệu nhập vào công cụ, thực hiện lại việc đánh giá.

    - Cán bộ kỹ thuật báo cáo kết quả tới cấp có thẩm quyền.

    8