Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp?

Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào?

Nội dung chính

    Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp?

    Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 71/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ về vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ, (có hiệu lực ngày 01/07/2018), theo đó: 

    Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp gồm:

    1. Người quản lý.

    2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.

    3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.

    4. Chỉ huy nổ mìn.

    5. Thợ mìn.

    6. Người phục vụ; người áp tải, Điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

    7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.

    Trên đây là tư vấn về đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Nghị định 71/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

    Trình độ chuyên môn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp đối với chỉ huy nổ mìn?

    Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định về trình độ như sau:

    1. Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.

    2. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.

    3. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:

    a) Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;

    b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.

     

    23