Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu khi xác định biên độ bán phá giá theo quy định của pháp luật hiện hành?

Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu khi xác định biên độ bán phá giá? Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa khi nào?

Nội dung chính

    Điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu khi xác định biên độ bán phá giá theo quy định của pháp luật hiện hành?

    Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 10/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương về biện pháp phòng vệ thương mại thì việc điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu khi xác định biên độ bán phá giá được quy định cụ thể như sau:

    Khi xác định biên độ bán phá giá, Cơ quan điều tra xem xét các điều chỉnh sau đây:

    - Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng một khâu của quá trình lưu thông hàng hóa;

    - Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu về cùng thời điểm tính toán hoặc tại các thời điểm tính toán gần nhau nhất;

    - Điều chỉnh giá thông thường và giá xuất khẩu khi có những khác biệt về thuế, điều kiện bán hàng, cấp độ thương mại, khối lượng, đặc tính vật lý và các yếu tố khác mà Cơ quan điều tra cho là phù hợp;

    - Khi chuyển đổi tiền tệ, Cơ quan điều tra sử dụng tỷ giá hối đoái tại thời điểm bán hàng, trừ trường hợp giao dịch bán hàng xuất khẩu theo hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá hối đoái là tỷ giá quy định của hợp đồng kỳ hạn. Trong trường hợp có sự biến động tỷ giá, Cơ quan điều tra tiến hành điều chỉnh biến động về tỷ giá phù hợp trong thời kỳ điều tra;

    - Các điều chỉnh khác mà Cơ quan điều tra thấy phù hợp.

    Trên đây là nội dung tư vấn về việc điều chỉnh giá thông thường, giá xuất khẩu khi xác định biên độ bán phá giá. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP.

    Trân trọng!

    10