Đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đối với nguồn nhân sự từ nơi khác cần thực hiện như thế nào?

Đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đối với nguồn nhân sự từ nơi khác cần thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đối với nguồn nhân sự từ nơi khác cần thực hiện như thế nào?

    Theo Khoản 1 Điều 31 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác, trong đó:

    Trường hợp nhân sự từ nơi khác do doanh nghiệp đề xuất thì trình tự, thủ tục thực hiện như sau:

    - Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, thống nhất về chủ trương thực hiện và tiến hành một số công việc sau: Cử đại diện gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; trao đổi và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm; xác minh lý lịch của nhân sự;

    - Tập thể lãnh đạo doanh nghiệp thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm phải đạt tỷ lệ trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý;

    - Lấy ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cấp trên của cấp ủy doanh nghiệp đối với trường hợp nhân sự thuộc diện phải lấy ý kiến của cấp ủy cấp trên theo quy định;

    - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    18