Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công của Kiểm toán nhà nước quy định tại Điều 5 Quyết định 1930/QĐ-KTNN năm 2019, cụ thể như sau:
- Tổng Kiểm toán nhà nước:
+ Quyết định đầu tư xây dựng trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Quyết định mua sắm tài sản công của Kiểm toán nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần mua sắm trở lên;
+ Phê duyệt chủ trương mua sắm đối với loại tài sản mang tính đặc thù của ngành Kiểm toán nhà nước (trang phục, kỷ niệm chương, huy hiệu, logo của ngành, ấn phẩm chuyên ngành...).
- Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách Văn phòng:
+ Phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản hằng năm của cơ quan Kiểm toán nhà nước;
+ Quyết định mua sắm tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần mua sắm.
- Chánh Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng các Kiểm toán nhà nước khu vực, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp phê duyệt và quyết định mua sắm tài sản phục vụ hoạt động của đơn vị có giá trị dưới 200 triệu đồng/01 đơn vị tài sản hoặc 01 lần mua sắm.
- Kế hoạch mua sắm tài sản hằng năm của cơ quan Kiểm toán nhà nước, các Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp được lập và phê duyệt trước ngày 31/01 hằng năm.
- Trình tự, thủ tục mua sắm tài sản được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi tắt là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) và các văn bản pháp luật khác có liên quan.