Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá cần những tiêu chuẩn bổ sung như thế nào?

Những tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá được quy định như thế nào? Có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào?

Nội dung chính

    Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá cần những  tiêu chuẩn bổ sung như thế nào?

    Những tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 51/2017/TT-BGTVT về quy định đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành (có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2018). Cụ thể như sau:

    Theo đó, bên cạnh các tiêu chuẩn về:
    + Tốt nghiệp đại học thuộc một trong các chuyên ngành có liên quan đến đóng mới, sửa chữa, khai thác tàu biển, công trình biển và chế tạo sản phẩm công nghiệp.
    + Hoàn thành các khóa tập huấn nghiệp vụ mới, bổ sung, cập nhật cho đăng kiểm viên tàu biển về nghiệp vụ đăng kiểm phương tiện và sản phẩm công nghiệp, nghiệp vụ đánh giá hệ thống quản lý do Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức hoặc tổ chức đăng kiểm nước ngoài đã ký thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức.
    + Có chứng chỉ tiếng Anh: TOEIC đạt từ 450 điểm trở lên, hoặc IELTS đạt từ 4.5 trở lên, hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên, hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên, hoặc TOEFL IBT đạt từ 45 điểm trở lên, hoặc có bằng cử nhân Anh văn, hoặc tốt nghiệp đại học trở lên tại các trường giảng dạy bằng tiếng Anh.
    + Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của pháp luật.
    + Đạt yêu cầu trong kỳ đánh giá đăng kiểm viên trước khi công nhận đăng kiểm viên tàu biển và đánh giá hàng năm.
    + Có thời gian tập huấn, thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên tàu biển đủ 02 (hai) năm trở lên.
    Đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc khai thác tàu biển đến trước khi được công nhận với thời gian đủ 05 (năm) năm trở lên và hoàn thành thực tập nghiệp vụ đánh giá như sau:
    - Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an toàn theo quy định của Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM): Có ít nhất 04 (bốn) cuộc đánh giá quản lý an toàn, trong đó ít nhất 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn công ty và 01 (một) cuộc đánh giá quản lý an toàn tàu.
    - Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý an ninh hàng hải theo quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (Bộ luật ISPS): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý an ninh hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Kế hoạch an ninh tàu biển (SSP).
    - Đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá quản lý lao động hàng hải theo quy định của Công ước Lao động hàng hải (Công ước MLC): Có ít nhất 03 (ba) cuộc đánh giá quản lý lao động hàng hải và 01 (một) cuộc thẩm định Bản công bố phù hợp Lao động hàng hải phần II (DMLC II).

    Trên đây là nội dung câu trả lời về những tiêu chuẩn bổ sung đối với đăng kiểm viên tàu biển thực hiện công tác đánh giá. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vế vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 51/2017/TT-BGTVT.

    14