Công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào?

Công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào? Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt được những mục tiêu nào? Chương trình giáo dục được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào?

    Hình bình hành là một tứ giác có hai cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

    Điều này có nghĩa là nếu một tứ giác có hai cặp cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau, thì đó là hình bình hành.

    Ngoài ra, hình bình hành còn có các tính chất quan trọng như hai góc đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

    Nếu một góc của hình bình hành bằng 90°, nó sẽ trở thành hình chữ nhật.

    Một số dạng đặc biệt của hình bình hành bao gồm hình chữ nhật, hình thoi và hình vuông, trong đó hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vuông, hình thoi là hình bình hành có bốn cạnh bằng nhau, còn hình vuông là hình bình hành có cả bốn cạnh bằng nhau và bốn góc vuông.

    Với những tính chất đặc trưng này, hình bình hành có nhiều ứng dụng trong toán học, kiến trúc, thiết kế và cơ học.

    Dưới đây là công thức tính diện tích hình bình hành:

    S = a x h

    Trong đó:

    S là kí hiệu của diện tích. Đơn vị tính sẽ là m2, cm2, km2,…

    a là độ dài của cạnh đáy. Đơn vị tính sẽ là m, cm, km,…

    h là chiều cao của hình bình hành. Đơn vị tính sẽ là m, cm, km,…

    Công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào?

    Công thức tính diện tích hình bình hành như thế nào? (Hình từ Internet)

    Chương trình môn Toán giúp học sinh đạt được những mục tiêu nào?

    Căn cứ Chương trình toán ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì chương trình môn Toán giúp học sinh đạt được những mục tiêu chủ yếu như sau:

    (1) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

    (2) Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được quy định tại Chương trình tổng thể.

    (3) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,...; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

    (4) Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan đến toán học trong suốt cuộc đời.

    Chương trình giáo dục được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019, chương trình giáo dục được quy định như sau:

    (1) Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

    (2) Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

    (3) Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

    (4) Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

    Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

    (5) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện chương trình giáo dục và việc công nhận về giá trị chuyển đổi kết quả học tập trong đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 8 Luật Giáo dục 2019.

    Chuyên viên pháp lý Đỗ Hữu Hòa
    19
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ