Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế?

Trách nhiệm của cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh trong việc đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế là gì? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế?

    Trách nhiệm của cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh trong việc đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế được quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật trẻ em 2016, theo đó, cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh, cấp huyện có trách nhiệm sau đây:

    a) Tổ chức tư vấn, hướng dẫn triển khai chính sách, biện pháp hỗ trợ người nhận chăm sóc thay thế và trẻ em được chăm sóc thay thế;
    b) Rà soát danh sách trẻ em tại các cơ sở trợ giúp xã hội định kỳ 06 tháng; tiếp nhận kiến nghị của cơ sở trợ giúp xã hội để xem xét, quyết định hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển trẻ em sang hình thức chăm sóc thay thế phù hợp;
    c) Thanh tra, kiểm tra việc chăm sóc thay thế tại gia đình và cơ sở trợ giúp xã hội; xử lý theo thẩm quyền trường hợp xâm hại trẻ em hoặc vi phạm tiêu chuẩn chăm sóc trẻ em.

    Trên đây là quy định về trách nhiệm của cơ quan lao động - thương binh và xã hội cấp tỉnh trong việc đánh giá trẻ em được nhận chăm sóc thay thế. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật trẻ em 2016.

    9