Có mấy hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ? Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ như thế nào?

Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có mấy hình thức? Các trường hợp bị thu hồi và ai có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

Nội dung chính

    Có mấy hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

    Căn cứ Điều 27 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định như sau:

    Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    Hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bao gồm:
    1. Thu hồi.
    2. Điều chuyển.
    3. Thanh lý.
    4. Xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
    5. Hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, có 05 hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ bao gồm: Thu hồi, điều chuyển, thanh lý, xử lý trong trường hợp bị mất hay bị hủy hoại và hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Có mấy hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ? Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ như thế nào?

    Có mấy hình thức xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ? Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ như thế nào? (Hình từ Internet)

    Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ đối với các trường hợp nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định như sau:

    Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    1. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
    a) Đất gắn liền với tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
    b) Khi có sự thay đổi về quy hoạch làm thay đổi nhiệm vụ của tài sản;
    c) Khi có sự thay đổi về phân cấp quản lý;
    d) Tài sản được giao không đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định này;
    đ) Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong quản lý theo quy định của pháp luật;
    e) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị thu hồi trong các trường hợp cụ thể:

    - Đất gắn liền với tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc các trường hợp thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Khi có sự thay đổi về quy hoạch, dẫn đến thay đổi nhiệm vụ hoặc chức năng của tài sản;

    - Khi có sự thay đổi về phân cấp quản lý tài sản;

    - Tài sản được giao không đúng đối tượng theo quy định tại Nghị định 60/2024/NĐ-CP;

    - Tài sản đã được giao nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc có sai phạm nghiêm trọng trong quá trình quản lý và sử dụng theo quy định của pháp luật;

    - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

    Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định như sau:

    Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    ...
    2. Thẩm quyền quyết định thu hồi:
    a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thu hồi đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý;
    b) Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc thu hồi đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý;
    c) Riêng đối với tài sản thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì thẩm quyền thu hồi, việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi và việc quản lý, xử lý đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan. Trước khi quyết định thu hồi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về chợ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản và các cơ quan khác có liên quan về các nội dung thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao của các cơ quan này.
    ...

    Như vậy, theo quy định về thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ thì thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc về:

    - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý của cấp tỉnh;

    - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng chợ thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện;

    - Đối với tài sản thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 28 Nghị định 60/2024/NĐ-CP, việc thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi và quản lý, xử lý đất, tài sản gắn liền với đất sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và các quy định pháp luật liên quan.

    Trước khi ra quyết định thu hồi, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ giao cơ quan tài nguyên và môi trường cấp tỉnh lấy ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, bao gồm: cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về chợ cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có tài sản và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao.

    15