Có bằng cử nhân Luật có thể làm kế toán viên cao cấp theo quy định của pháp luật không?

Có bằng cử nhân Luật có thể làm kế toán viên cao cấp theo quy định của pháp luật không? Nhiệm vụ mà kế toán viên cao cấp
theo quy định gồm những gì?

Nội dung chính

    Có bằng cử nhân Luật có thể làm kế toán viên cao cấp không? 

    Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư 29/2012/TT-BTC quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:

     -Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm;

    - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

    - Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính.

    Như vậy, đối chiếu các điều kiện này thì mặc dù bạn có bằng cử nhân nhưng không có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm nên bạn không thể làm kế toán viên cao cấp.

    Có bằng cử nhân Luật có thể làm kế toán viên cao cấp không?

    Có bằng cử nhân Luật có thể làm kế toán viên cao cấp không?

    Nhiệm vụ mà kế toán viên cao cấp gồm những gì?

    Tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về nhiệm vụ của kế toán viên cao cấp, cụ thể như sau:

    - Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển ngành; nghiên cứu đề xuất chủ trương chính sách và biện pháp quản lý thuế phù hợp với chiến lược phát triển ngành và chiến lược phát triển kinh tế địa phương;

    - Đề xuất các chủ trương hoạch định chính sách thuế, giải pháp quản lý thu để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các khoản thu nội địa trong phạm vi, trên địa bàn quản lý;

    -Chủ trì nghiên cứu, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, quy chế nghiệp vụ quản lý thuế;

    - Chủ trì đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các chế độ, chính sách, các quy định trong từng lĩnh vực quản lý thuế.

    8