Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được quy định như thế nào?

Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được quy định như thế nào? Tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết được tổ chức như thế nào? Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi như thế nào?

Nội dung chính

    Chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được quy định như thế nào? 

    Tại Điều 21 Luật người cao tuổi 2009 quy định việc chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được quy định như sau:

    1. Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.

    2. Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.

    3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây:

    a) Ngày người cao tuổi Việt Nam;

    b) Ngày Quốc tế người cao tuổi;

    c) Tết Nguyên đán;

    d) Sinh nhật của người cao tuổi.

    4. Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.

    Tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết được tổ chức như thế nào?

    Theo Điều 22 Luật người cao tuổi 2009 quy định tang lễ và mai táng khi người cao tuổi chết được tổ chức như sau:

    1. Khi người cao tuổi chết, người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng người cao tuổi có trách nhiệm chính trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi theo nghi thức trang trọng, tiết kiệm, bảo đảm nếp sống văn hoá, trừ t trì phối hợp với rường hợp pháp luật có quy định khác; trường hợp người cao tuổi không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này không có điều kiện tổ chức tang lễ và mai táng thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở bảo trợ xã hội nơi người cao tuổi cư trú chủHội người cao tuổi và các tổ chức đoàn thể tại địa phương tổ chức tang lễ và mai táng.

    2. Khi người cao tuổi chết, cơ quan, tổ chức nơi người cao tuổi đang làm việc hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc cuối cùng của người cao tuổi, Hội người cao tuổi, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức đoàn thể tại địa phương có trách nhiệm phối hợp với gia đình người cao tuổi tổ chức tang lễ và mai táng.

    Hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi như thế nào?

    Căn cứ Điều 23 Luật người cao tuổi 2009 quy định hoạt động phát huy vai trò người cao tuổi, theo đó:

    Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy trí tuệ kinh nghiệm quý và phẩm chất tốt đẹp trong các hoạt động sau đây:

    1. Giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, yêu con người và thiên nhiên;

    2. Xây dựng đời sống văn hoá; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc ở cơ sở và cộng đồng; tham gia các phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng người có đức, có tài và các cuộc vận động khác tại cộng đồng;

    3. Truyền thụ kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ và nghề truyền thống cho thế hệ trẻ;

    4. Nghiên cứu, giáo dục, đào tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ; tư vấn chuyên môn, kỹ thuật;

    5. Phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp;

    6. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp tại cộng đồng;

    7. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, quan liêu; phòng, chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội;

    8. Đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật;

    9. Các hoạt động xã hội khác vì lợi ích của Tổ chức và nhân dân.

    30