Chủ sở hữu công trình xây dựng phải thông báo cho chính quyền khi công trình có dấu hiệu không an toàn sử dụng không?

Chủ sở hữu công trình phải thông báo cho chính quyền địa phương khi công trình có dấu hiệu không an toàn sử dụng không? Chính quyền địa phương có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Chủ sở hữu công trình xây dựng có phải thông báo cho chính quyền địa phương khi công trình có dấu hiệu không an toàn sử dụng không?

    Căn cứ khoản 1 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định:

    Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
    1. Khi phát hiện hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm:
    a) Kiểm tra lại hiện trạng công trình;
    b) Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết);
    c) Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, khoanh vùng nguy hiểm, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn nếu công trình có nguy cơ sập đổ;
    d) Báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất;
    đ) Sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ làm ảnh hưởng đến an toàn sử dụng, an toàn vận hành của công trình hoặc phá dỡ công trình khi cần thiết.
    ...

    Như vậy, chủ sở hữu công trình phải thông báo cho chính quyền địa phương nơi gần nhát ngay khi phát hiện công trình có dấu hiệu không an toàn để sử dụng.

    Chủ sở hữu công trình xây dựng phải thông báo cho chính quyền khi công trình có dấu hiệu không an toàn sử dụng không?

    Chủ sở hữu công trình xây dựng phải thông báo cho chính quyền khi công trình có dấu hiệu không an toàn sử dụng không? (Ảnh từ Internet)

    Người dân ngoài công trình được báo cho cơ quan nhà nước khi phát hiện công trình không đảm bảo an toàn để sử dụng không?

    Căn cứ khoản 4 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định:

    Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
    ...
    4. Mọi công dân đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các cơ quan thông tin đại chúng biết khi phát hiện hạng mục công trình, công trình xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng để xử lý kịp thời.
    5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này khi tiếp nhận thông tin về hạng mục công trình, công trình xảy ra sự cố hoặc có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp an toàn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời, gây thiệt hại về người và tài sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, người dân ngoài công trình xây dựng có quyền báo cho cơ quan nhà nước khi phát hiện công trình không đảm bảo an toàn để sử dụng theo quy định.

    Chính quyền địa phương có trách nhiệm gì khi được thông tin công trình không đảm bảo an toàn để sử dụng?

    Căn cứ khoản 2 Điều 40 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định:

    Xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng
    ...
    2. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin hạng mục công trình, công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng thì chính quyền địa phương có trách nhiệm:
    a) Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);
    b) Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;
    c) Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);
    d) Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
    ...

    Như vậy, chính quyền địa phương có trách nhiệm sau khi được thông tin công trình xây dựng không đảm bảo an toàn để sử dụng:

    - Tổ chức kiểm tra, thông báo, yêu cầu và hướng dẫn chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức khảo sát, kiểm định chất lượng, đánh giá mức độ nguy hiểm, thực hiện sửa chữa hoặc phá dỡ bộ phận công trình hoặc công trình (nếu cần thiết);

    - Yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp khẩn cấp và thời gian thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không chủ động thực hiện để đảm bảo an toàn;

    - Trường hợp hạng mục công trình, công trình xây dựng có dấu hiệu nguy hiểm có thể dẫn tới nguy cơ sập đổ thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện ngay các biện pháp an toàn, bao gồm hạn chế sử dụng công trình, ngừng sử dụng công trình, di chuyển người và tài sản để bảo đảm an toàn (nếu cần thiết);

    - Xử lý trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật khi không thực hiện theo các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

    19