Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu?

Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu? Môn Lịch sử có phải môn thi bắt buộc khi thi tốt nghiệp THPT?

Nội dung chính

Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu ?

Câu hỏi: Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu ?

A. 843

B. 429

C. 205

D. 390

Giải thích chi tiết:

Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân Giải phóng đã đồng loạt tiến công vào nội đô Sài Gòn từ 5 hướng, với mục tiêu trọng yếu là Dinh Độc Lập – nơi đặt bộ máy đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Trên hướng tiến công của Quân đoàn 2, Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 được giao nhiệm vụ thọc sâu vào trung tâm thành phố. Trong đội hình này, xe tăng T-54B mang số hiệu 843 đi đầu, do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy. Khi đến gần Dinh Độc Lập, vào lúc khoảng 11 giờ trưa, xe tăng 843 húc vào cổng phụ bên hông Dinh. Tuy nhiên, do cổng phụ hẹp và địa hình chật, xe bị kẹt và chết máy, không thể tiếp tục tiến sâu vào bên trong.

Ngay sau đó, xe tăng T-59 mang số hiệu 390, do Trung úy Vũ Đăng Toàn làm trưởng xe, tiếp tục lao lên với tốc độ cao và húc đổ cánh cổng chính của Dinh Độc Lập. Đây là chiếc xe tăng đầu tiên tiến thẳng vào bên trong Dinh, mở toang cánh cửa lịch sử, đưa lực lượng Giải phóng chiếm lĩnh Dinh, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện lúc khoảng 11 giờ 30 phút trưa cùng ngày.

Trên đây là nội dung Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu?

Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu?

Chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào cổng Dinh Độc Lập mang số hiệu bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Môn Lịch sử có phải môn thi bắt buộc khi thi tốt nghiệp THPT?

Cắn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT:

Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).

Theo đó, môn Lịch sử là môn tự chọn, không phải là môn bắt buộc khi thi tốt nghiệp THPT

Hội đồng ra đề thi bao gồm những ai?

Cắn cứ theo quy định tại Điều 9 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT:

(1) Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định thành lập Hội đồng ra đề thi kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Hội đồng ra đề thi) và ban hành các quy định cụ thể đối với công tác ra đề thi, gồm: Yêu cầu bảo mật đối với công tác ra đề thi; nguyên tắc làm việc; nhiệm vụ và quyền hạn; quy trình ra đề thi.

(2) Thành phần Hội đồng ra đề thi:

- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục QLCL;

- Các Phó Chủ tịch Hội đồng là Phó Cục trưởng Cục QLCL, lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học/sở GDĐT;

- Ủy viên, thư ký, người làm nhiệm vụ về tin học - kỹ thuật là công chức, viên chức của các đơn vị thuộc Bộ GDĐT; trong đó, ủy viên thường trực là công chức thuộc Cục QLCL;

- Người soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là công chức, viên chức ngành Giáo dục hoặc các viện nghiên cứu; giảng viên cơ hữu, giáo viên cơ hữu đang công tác tại các cơ sở giáo dục. Mỗi bài thi/môn thi có một Tổ ra đề thi gồm Tổ trưởng và người soạn thảo đề thi, phản biện đề thi;

- Lực lượng công an do Bộ Công an điều động, lực lượng cơ yếu do Ban Cơ yếu Chính phủ điều động;

- Bảo vệ, y tế, nhân viên phục vụ do Bộ GDĐT điều động;

- Các trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định.

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Hoàng Nam
saved-content
unsaved-content
134