Chi phí bồi thường chi phí đào tạo có công chức, viên chức tự ý nghỉ việc ngay sau khi đào tạo quy định như thế nào?
Nội dung chính
Chi phí bồi thường chi phí đào tạo có công chức, viên chức tự ý nghỉ việc ngay sau khi đào tạo quy định như thế nào?
- Chi phí bồi thường chi phí đào tạo cho công chức, viên chức tự ý nghỉ việc ngay sau khi đào tạo được quy định tại Tiểu mục 3.2 Mục III Thông tư 130/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định 54/2005/NĐ-CP về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức. Cụ thể là:
- Công chức, viên chức đang trong thời gian được cử đi đào tạo mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó.
- Theo quy định tại Tiểu mục 3.1 Mục III Thông tư 130/2005/TT-BNV thì thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo được tính gấp 3 (ba) lần so với thời gian của khóa đào tạo.
- Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 54/2005/NĐ-CP thì trong trường hợp Công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3 (ba) tháng tập trung trở lên mà đã làm việc đủ thời gian yêu cầu phục vụ quy định (tối đa gấp 3 lần thời gian đào tạo) mà nghỉ tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay thì phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo của khóa học đó. Trong trường hợp đã làm được một thời gian nhưng chưa hết thời gian phục vụ mà tự ý nghỉ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo tương ứng với thời gian chưa phục vụ. Khi đó:
+ Chi phí đào tạo bồi thương = (thời gian yêu cầu phục vụ - thời gian làm việc sau đào tạo) x tổng chi phí của khóa đào tạo.
+ Ngoài ra, trong trường hợp công chức, viên chức được cử đi nhiều khóa đào tạo không liên tục hoặc trong cùng một thời gian được cử đi nhiều khóa mà trong thời gian đào tạo của một khóa học tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay hoặc khi về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì thời gian để tính chi phí phải bồi thường là tổng cộng thời gian của toàn bộ các khóa học đó so với tổng thời gian làm việc tại cơ quan, đơn vị kể từ khi trở về làm việc sau khóa đầu tiên.
- Do đó, đối với trường hợp của bạn thì không phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo mà chỉ phải bồi thường chi phí tương ứng với khoảng thời gian làm việc chưa phục vụ theo công thức mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã cung cấp ở trên.
Trên đây là nội dung về chi phí bồi thường chi phí đào tạo của công chức, viên chức tự ý nghỉ việc ngau sau khi dào tạo. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 130/2005/TT-BNV.