Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao?

Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao? Văn bản nào quy định vấn đề này?

Nội dung chính

    Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định ra sao?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 75/2018/NĐ-CP quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và trang phục, phù hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu, Có hiệu lực từ 01/7/2018, cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu hỏa được quy định như sau:

    Cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu được trang bị cho những người trực tiếp làm công tác bảo vệ trên tàu và được đeo trên hai cầu vai áo để phân biệt chức vụ của cán bộ, nhân viên lực lượng bảo vệ trên tàu.

    Chức vụ của cán bộ, nhân viên bảo vệ trên tàu gồm có: Nhân viên bảo vệ, Tổ trưởng bảo vệ, Đội phó bảo vệ, Đội trưởng bảo vệ.

    Cấp hiệu làm bằng vải, màu xanh đen có kích thước dài 120 mm, rộng phía ngoài 50 mm, rộng phía trong 40 mm, độ chếch đầu nhọn 18 mm, xung quanh viền nỉ màu vàng, kích cỡ, màu sắc như sau:

    - Cấp hiệu của Đội trưởng bảo vệ: có hai vạch ngang rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng, Khoảng cách giữa các vạch là 07 mm, giữa có 02 ngôi sao vàng năm cánh có kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp ngôi sao là 15mm;

    - Cấp hiệu của Đội phó bảo vệ: có hai vạch ngang rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng, Khoảng cách giữa các vạch là 07 mm, giữa có một ngôi sao vàng năm cánh có kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp ngôi sao là 15mm;

    - Cấp hiệu của Tổ trưởng bảo vệ: có một vạch ngang rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng, giữa có một ngôi sao vàng năm cánh có kích thước đường kính đường tròn ngoại tiếp ngôi sao là 15mm;

    - Cấp hiệu của nhân viên bảo vệ: Có hai vạch hình chữ V rộng 10 mm bằng nỉ màu vàng; vạch nọ cách vạch kia 07 mm.

    Mẫu cấp hiệu của lực lượng bảo vệ trên tàu được quy định tại Phụ lụcIV ban hành kèm theo Nghị định này.

     

    15