Cảnh sát giao thông có quyền thu giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
Nội dung chính
Cảnh sát giao thông có quyền thu giữ phương tiện trong những trường hợp nào?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính, quy định về các nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính như sau :
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Như vậy trong mọi trường hợp bạn đều có quyền yêu cầu người xử phạt bạn về vi phạm hành chính chứng minh rằng bạn đã có hành vi vi phạm hành chính. Việc chứng minh này có thể thông qua các bằng chứng cụ thể như: ảnh chụp, video… Bạn có thể yêu cầu người xử phạt bạn đưa ra các bằng chứng cụ thể chứng minh hành vi vi phạm của bạn với bất kỳ lỗi vi phạm giao thông nào.
Như đã nói ở trên, nếu bạn thấy rằng mình không vi phạm luật giao thông (không vượt đèn đỏ) thì bạn cần kiên quyết yêu cầu người cảnh sát giao thông xử phạt bạn đưa ra bằng chứng cụ thể chứng minh rằng bạn đã vượt đèn đỏ. Việc mời người làm chứng là một biện pháp để chứng minh nhưng việc làm chứng phải có cơ sở, người làm chứng phải đảm bảo chịu trách nhiện về tính chính xác của thông tin. Nếu không có đủ căn cứ chứng minh bạn có thể khiếu nại về bất cứ quyết định nào của cảnh sát giao thông liên quan đến việc xử lý hành chính đối với bạn.
Ngoài ra theo quy định tại điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính như sau:
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gâyhậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.
Việc cảnh sát giao thông trả lời bạn như vậy là không có cơ sở và bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan cảnh sát giao thông đó để giải quyết.