Các trường hợp hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Pháp luật có cho phép hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hay không? Nếu có thì việc tạm hoãn được thực hiện trong các trường hợp nào theo quy định pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Các trường hợp hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Pháp luật hiện nay quy định việc mở phiên họp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài phải được thực hiện trong một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên pháp luật cho phép các bên được yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp theo quy định.

    Theo đó, Theo quy định tại Điều 57 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này, bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh, nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.

    Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.

    27