10:02 - 26/10/2024

Bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

Bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Bản chú giải được bố trí khu vực ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam ra sao?

Nội dung chính

    Bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường ban hành thì Bố cục bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước được xác định như sau:

    - Bản đồ phải thể hiện trọn vẹn lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền, biển đảo, quần đảo; đặc biệt phải thể hiện được đầy đủ biển, đảo, quần đảo theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    - Khung trong bản đồ là hình chữ nhật và trình bày theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

    - Bản đồ biểu thị lãnh thổ trong phạm vi khoảng kinh tuyến từ 102o - 118 o độ kinh Đông; vĩ tuyến từ 04 o 30’ - 23 o 30’ độ vĩ Bắc;

    - Tên bản đồ phải là tên quốc gia đầy đủ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được bố trí ở vị trí trang trọng phía trên khung Bắc tờ bản đồ;

    - Dưới khung Nam bản đồ cần ghi rõ tỷ lệ bản đồ và thước tỷ lệ; tên cơ quan chủ quản; tên đơn vị thành lập bản đồ; tên và nguồn gốc tài liệu thành lập; tên nhà xuất bản và người chịu trách nhiệm xuất bản; tên đơn vị in sản phẩm; thông tin giấy phép xuất bản; bản quyền tác giả; năm xuất bản;

    - Bản chú giải được bố trí khu vực ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam;

    - Tùy thuộc mục đích sử dụng có thể bổ sung bảng diện tích, dân số, mật độ dân cư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và bản đồ phụ ở vị trí ngoài lãnh thổ Việt Nam;

    - Các thông tin khác được bố trí hợp lý dưới khung Nam của bản đồ.

    Trân trọng!

    37