Bị hại trong vụ giao cấu người dưới 16 tuổi có được viết đơn vắng mặt tại phiên xét xử không?

Bị hại trong vụ giao cấu với người dưới 16 tuổi có được viết đơn vắng mặt tại phiên xét xử không, và quy định pháp luật nào điều chỉnh vấn đề này?

Nội dung chính

    Bị hại trong vụ giao cấu người dưới 16 tuổi có được viết đơn vắng mặt tại phiên xét xử không?

    Theo Điều 292 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định sự có mặt của bị hạn trong phiên xét xử cụ thể như sau:

    - Nếu bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.

    - Trường hợp xét thấy sự vắng mặt của bị hại, đương sự chỉ trở ngại cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại thì Hội đồng xét xử có thể tách việc bồi thường để xét xử sau theo quy định của pháp luật.

    Mặt khác, tại Điểm b Khoản b Điều 7 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định: Trường hợp phải triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa, Tòa án cần tạo điều kiện để họ làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình và thủ tục xét xử; bố trí cho họ ngồi ở phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử (ví dụ: micro, loa, ti vi, camera...) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của họ khi họ khai báo, tham gia tố tụng tại phiên tòa; trường hợp không bố trí được phòng cách ly thì để họ ngồi ở phòng xử án nhưng phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo và khoảng cách giữa Hội đồng xét xử với người bị hại là người dưới 18 tuổi không quá 03 mét.

    Như vậy, khi xét xử vụ án thì Tòa án sẽ hạn chế triệu tập nhưng khi cần thì Tòa án phải triệp tập (bị hại) để giải quyết nhưng sẽ bố trí vị trí ngồi xét xử có thể là phòng cách ly.

    13