Bến Nhà Rồng ở đâu? Đất Bến Nhà Rồng thuộc nhóm đất nào?

Bến Nhà Rồng ở đâu? Theo quy định của pháp luật thì đất Bến Nhà Rồng thuộc nhóm đất nào?

Nội dung chính

    Bến Nhà Rồng ở đâu? Thông tin về Bến Nhà Rồng.

    Bến Nhà Rồng chính là nơi chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên đường ra đi tìm đường cứu nước. Vào ngày 05/06/1911, Hồ Chí Minh đã lên con tàu Amiral Latouche Tréville rời Việt Nam đến Pháp, mở ra con đường cách mạng để tìm lại độc lập, tự do cho dân tộc. Bến Nhà Rồng hiện nay đã được tu sửa và cải tạo lại bao gồm các khu vực chính như: Bảo tàng Hồ Chí Minh, tượng đài Bác, đài phun nước và khuôn viên bến cảng. Ngày nay, Bến Nhà Rồng là Di tích lịch sử nổi tiếng của cả nước và cũng là Di tích lịch sử cấp thành phố vừa được xếp hạng tháng 6/2011.

    Bến Nhà Rồng tọa lạc tại số 01 Nguyễn Tất Thành, phường 12, quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó thì thời gian mở cửa tham quan sẽ từ thứ 3 đến Chủ Nhật hàng tuần và mở cửa trong khoảng thời gian từ sáng 7:30 - 11:30 và chiều: 13:30 - 17:00. Cuối cùng là vé vào cổng của Bến Nhà Rồng là 20.000 VNĐ/người.

    Bến Nhà Rồng ở đâu? Đất Bến Nhà Rồng thuộc nhóm đất nào?Bến Nhà Rồng ở đâu? Đất Bến Nhà Rồng thuộc nhóm đất nào? (Hình ảnh từ Internet)

    Đất Bến Nhà Rồng thuộc nhóm đất nào?

    Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử, nơi chứng kiến và lưu giữ những hình ảnh quý giá về chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên đường ra đi tìm đường cứu nước vào ngày 05/06/1911. Và ngày nay thì Bến Nhà Rồng là Di tích lịch sử nổi tiếng của cả nước.

    Căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Phân loại đất
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.

    Bên cạnh đó, căn cứ thêm vào khoản 1 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định thì việc phân loại đất sẽ căn cứ vào mục đích sử dụng. Theo đó, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

    Như vậy, do Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử nên đất Bến Nhà Rồng là đất có di tích lịch sử văn hóa nên thuộc đất sử dụng vào mục đích công cộng. Do đó, khi căn cứ vào mục đích sử dụng thì đất Bến Nhà Rồng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    Đất Bến Nhà Rồng có thuộc trường hợp Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không?

    Căn cứ vào khoản 2 Điều 118 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:

    Giao đất không thu tiền sử dụng đất
    2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật và được Nhà nước giao nhiệm vụ, hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên; đất quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng, đất cơ sở lưu giữ tro cốt không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 119 của Luật này; đất tín ngưỡng để bồi thường cho trường hợp Nhà nước thu hồi đất tín ngưỡng.

    Như vậy, từ quy định trên có thể thấy việc xác định đất có di tích lịch sử văn hóa có thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hay không phụ thuộc vào đất có di tích lịch sử văn hóa có nhằm mục đích kinh doanh hay không.

    40